Ngoài thời gian ăn ngủ, ban ngày Vương chỉ luyện khí công, ngồi thiền và đọc sách, sống cách biệt với bên ngoài. Núi Tung Sơn nằm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cao gần 1.500 mét so với mực nước biển, muốn tới đỉnh phải leo hơn 4.000 bậc thang.
Chàng trai Trung Quốc chán đời lên núi làm đạo sĩ
Vương Nhất Không (tên nhân vật đã được thay đổi), 28 tuổi, người Dự Đông, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc lên núi Tung Sơn tu hành từ năm 20 tuổi.
Ngoài thời gian ăn ngủ, ban ngày Vương chỉ luyện khí công, ngồi thiền và đọc sách, sống cách biệt với bên ngoài. Núi Tung Sơn nằm ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, cao gần 1.500 mét so với mực nước biển, muốn tới đỉnh phải leo hơn 4.000 bậc thang. Vương sống trong hang động phía đông nam của núi.
Xuất thân từ gia đình nông thôn, Vương thi trượt cấp ba và đi làm tại các nhà xưởng từ năm 18 tuổi. Do thân thể gầy yếu không chịu nổi công việc khắc nghiệt và hay bị đồng nghiệp gây sự, Vương chán ghét cuộc sống trần tục đầy mưu mô, quyết định lên núi làm đạo sĩ, trở về với thiên nhiên.
Vương Nhất Không tôn sùng lối tu hành của Đạo giáo, theo tôn chỉ “trường sinh bất lão, tế thế cứu nhân, đắc đạo thành tiên”. Từ năm 2008, Vương quyết định ở ẩn tại núi Tung Sơn. Anh sống trong một hang đá tối tăm, cao khoảng 1,5 mét, rộng 1 mét, lòng bên trong hơn 10 mét vuông.
Vương không ăn thịt và đồ xào, một ngày ba bữa đơn giản chỉ ăn cháo, miến và rau dại. Hai năm trước, có vài lần anh xuống núi mua gạo và miến. Sau này hết tiền, Nhất Không sống dựa vào bạn bè giúp đỡ.
Vương Nhất Không thường ăn rau dại trong rừng.
Mùa đông năm 2014, tuyết rơi trên núi Tung Sơn suốt một tuần.
“Trước khi tuyết rơi, các thứ ăn được đều hết nhanh, tôi đành ăn rau dại nấu. Sau vài lần ăn tạm thành quen, tôi còn ăn lá, vỏ cây nữa”, Vương nói về thói quen ăn rau dại.
Sống lâu trên núi, Vương giỏi phân biệt công dụng các loại thảo dược. Anh thường vò lá cây đun lên uống nên ít bị ốm. Ngoài một bộ Đạo phục duy nhất, quần áo của Vương đều do người khác tặng.
Ngày ngày, Vương dậy trước 5h và ngồi thiền. Anh ngồi xếp bằng, hai mắt nhắm lại, tay đặt lên gối hoặc chắp để trước ngực, tĩnh lặng như nước. Mỗi lần thiền ít nhất 3 tiếng và ngày nào cũng vậy.
Buổi chiều, Vương thường đọc sách về Đạo giáo.
Vương thích giúp đỡ người khác. Những ngày tuyết rơi trên núi, anh thường sửa lại những chỗ bị sạt lở. Hè năm ngoái, Vương cứu được một du khách bị ngã xuống vách núi. Người này về sau trở thành bạn của Vương, chuyên tiếp tế đồ dùng sinh hoạt cho anh. Vì giúp đỡ nhiều người, Vương dần có nhiều bạn. Dù có điện thoại, anh cũng chỉ xem giờ, không liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn bị làm phiền. Vương chỉ muốn làm đạo sĩ ở ẩn.
Hải Yến (Ảnh: QQ)
Theo Vnexpress
Các bài viết liên quan:








Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Sài Gòn: Từ “Thị trấn trong rừng” đến thành phố vắng bóng cây xanh
- Trà Vinh: Thành phố dưới rừng cổ thụ
- Lương giáo viên ở Việt Nam và Trung Quốc thấp nhất châu Á
- ‘Còn sợ gì nữa, cứu người trước đã’: Bất chấp Covid-19, hai người Sài Gòn lao ra cứu người lạ gặp nạn trên đường
- Cự Long đột nhiên đổ sập, sấm sét rung chuyển bầu trời Vũ Hán
- Điều gì dẫn đến đại dịch Corona ở Vũ Hán? Những điềm báo trước
- Trung Quốc: Quạ đen bay rợp trời, nhiều nơi u ám như thành phố ma
- Suýt chết ở tuổi 28 vì nghiện ngập, người thanh niên này đã thay đổi ngoạn mục như thế nào?
- Mạng 5G và nguy cơ đe dọa sự tồn vong của nhân loại
Bài mới đăng
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
- Lịch sử rạp hát cải lương đầu tiên của Việt Nam
- Cội nguồn phát triển tử vi: P9 – Nguyễn Văn Thiệu trở thành Tổng thống nhờ lá số nổi tiếng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!