Với sự cam kết của chủ vườn rau rằng không mang phân gia súc, gia cầm tươi hay phun thuốc diệt cỏ trên ruộng rau, Đà Nẵng nay đã có rau sạch.
Đà Nẵng đang triển khai đề án trồng 30 ha rau sạch để tránh nguồn thực phẩm bị nhiễm độc. Trong đó, làng rau La Hường bên sông Cẩm Lệ là vựa rau lớn nhất của thành phố.
Vùng rau này có diện tích 7,5 ha thuộc phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ). Từ năm 2010, nơi đây hình thành hợp tác xã ra La Hường và được Sở Nông nghiệp Đà Nẵng chọn triển khai dự án nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm nông nghiệp (OSEAP).
Ngay đầu con đường bê tông dẫn vào làng rau là tấm biển cấm mang phân gia súc, gia cầm tươi hay phun thuốc diệt cỏ trên ruộng rau, tạo cảm giác yên tâm cho thương lái hay những hộ tiêu dùng đến tận vườn mua rau.
Những luống rau sạch được chăm bẵm từ công sức lao động của những nông dân cần mẫn. Rau gồm nhiều loại, từ cải, mồng tơi, muống…
Ông Ngô Văn Cước (65 tuổi, trú phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) cho biết đã gắn với nghề trồng rau từ lúc còn nhỏ. “Rau ở đây không có phun thuốc sâu, lượng đạm cũng được đo lường đảm bảo chất lượng trước khi xuất bán”, ông khẳng định.
Với cách trồng rau thủ công, có nguồn nước sạch tưới tiêu, nên không chỉ hộ ông Cước mà những thửa ruộng trong làng đều có đầu ra ổn định. “Các siêu thị, cửa hàng lớn đến tận vườn xem cách chăm sóc và nhập hàng về”, ông Cước cho hay.
Nhờ đất giàu phù sa và công chăm sóc của người lao động, những vựa rau luôn xanh tốt. “Cứ nửa tháng, hợp tác xã lại mời lên phường để hướng dẫn cách trồng rau an toàn, sử dụng phân vi sinh đúng cách, liều lượng”, ông Phan Ngọc Phu (55 tuổi), đang sở hữu 4 sào rau muống, ớt ở La Hường nói.
Mướp cũng được trồng tại vườn rau này. Hợp tác xã hỗ trợ người dân làm nhà vòm cho mướp leo và ra quả. Để tránh bị ong đốt, người dân dùng phương pháp thủ công là treo những túi bóng nước nhỏ trên giàn mướp.
Những vườn rau được trồng theo luống, hoặc trồng xen kẻ để tận dụng diện tích đất trống. Nhiều người tiêu dùng có nhu cầu mua rau sạch đều được người trồng cắt bán. “Giá rẻ hơn ở chợ, nhưng quan trọng là biết được rau mình ăn đảm bảo chất lượng”, anh Thái (trú quận Thanh Khê) nói khi vui vẻ xách những bó rau tươi ngon về nhà.
Nhiều khoảng rau ở La Hường còn lẫn cả cây cỏ. Do vùng thấp trũng, nên vào mùa lụt, làng rau bị thiệt hại. “Chúng tôi chờ nước rút mới dọn lại vườn và tiếp tục trồng rau sạch”, ông Phu cho hay.
Ngô, lạc cũng được trồng ở đây. Ông Nguyễn Phú Ban, Giám đốc Sở Nông nghiệp, cho biết rau an toàn được trồng tại 5 vùng ở Đà Nẵng, chủ yếu là quận Cẩm Lệ. Phía Sở tuyên truyền, hỗ trợ người dân sản xuất rau an toàn, không sử dụng thuốc thực vật. “Chúng tôi kiểm soát và xác nhận rau an toàn để người dân có đầu ra ổn định”, ông Ban nói.
Các bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- Thăm những vùng đất trường thọ nhất hành tinh
- Tiết lộ bản chất thực sự quy trình điều trị tủy răng, một thủ thuật có thể rút ngắn tuổi thọ
- Vaccine COVID-19 gây ung thư như thế nào?
- Tập luyện thể lực nặng làm tăng tốc độ lão hóa, trong khi khí công thì ngược lại
- Khám phá thân thể ở không gian khác, mạn đàm về Đông y và Tây y
- Tạo hóa đã ban cho con người một thứ mạnh hơn vắc xin rất nhiều
- Những nhà khoa học hàng đầu hoài nghi không tin vắc xin COVID-19
- Đạo Dưỡng Sinh (Kỳ 2) – Sức mạnh của hít thở đúng cách
Bài mới đăng
- Từ vị Vua chinh chiến tàn bạo đến người phục hưng Phật Pháp (Phần 1)
- Sejong: Vị Vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!