Ở Tây Phi xuất hiện một bộ lạc rạch mặt để làm đẹp đồng thời bên cạnh đó việc này còn mang ý nghĩa nào đó của dân tộc này
Chuyện chưa kể về bộ lạc rạch mặt để… làm đẹp
Eric Lafforgue – một nhiếp ảnh gia người Pháp đã có cơ hội ghi lại những bức ảnh đầy tính chân thực về tập tục “tạo sẹo” tại các ngôi làng hẻo lánh ở Tây Phi.
Đối với nhiều bộ lạc đang sinh sống ở những ngôi làng hẻo lánh tại châu Phi, thì những vết sẹo hay hình xăm mực vẫn được xem là một cách để “làm đẹp” bản thân. Và việc cắt lên thân thể nhằm tạo ra các vết sẹo cũng được tin là một cách để phóng thích những linh hồn tà ác đang ẩn nấp bên trong cơ thể.



Đối với những người đàn ông của bộ lạc Otammari thì những vết sẹo tự tạo ra trên mặt và thân thể còn là một dấu hiệu của sức mạnh và giúp họ trở nên quyến rũ hơn. Theo bộ lạc này, phụ nữ rất thích những vết tích trên cơ thể đàn ông. Tất nhiên, một người đàn ông cần phải có hàng nghìn vết cắt để có thể bao phủ cơ thể mình và cưới được một người phụ nữ đẹp!

Những vết sẹo được cho là thiêng liêng nên hình dáng của chúng đều được chọn lựa bởi các “bậc thầy tạo sẹo” bằng cách gieo vỏ sò lên nền đất. Cách mà chiếc vỏ sò nằm trên nền đất sẽ chính là khuôn mẫu cho những vết sẹo được tạo ra. Đương nhiên, những vết cắt có thể thay đổi tùy theo ánh sáng mới được cho là hoàn hảo. Và chúng được tạo ra bởi một công cụ “có sức mạnh ma pháp”, rồi được phủ lên bởi một hỗn hợp than và đầu cọ với tên gọi “chocho” để tạo thành những hình xăm vĩnh cửu. Tuy nhiên, tập tục này đã bị cấm tại các thành phố lớn bởi sự đau đớn cùng nguy cơ tổn hại sức khỏe trong quá trình “tạo sẹo” – khi mà cả bộ lạc đều sử dụng chung một dụng cụ để cắt cho nhiều người.

Nhưng tại những nơi hẻo lánh như Otammari, tập tục này vẫn là một truyền thống quan trọng và đã trở thành một phần không thể thiếu trong nghi lễ trưởng thành dành cho những đứa trẻ 10 tuổi. Trong nghi lễ này, những đứa trẻ sẽ phải nhận hàng trăm vết cắt lên mặt. Do quá trình tiến hành nghi lễ tạo sẹo hết sức đau đớn nên ngày nay, nhiều đứa trẻ đã từ chối thực hiện nghi lễ trên. Khi đó, đứa trẻ sẽ bị “cưỡng chế” đưa đến buổi lễ bởi một người không quen biết. Cha mẹ đứa trẻ sẽ không xuất hiện trong nghi lễ để tránh việc đứa trẻ không bao giờ gặp mặt nữa.
Tại bộ lạc Holi, các bậc phụ huynh lại có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều người tin rằng đây là một tập tục dã man. Do vậy, họ không muốn con em mình tham gia nghi lễ. Ngoài ra, việc không tham gia tập tục này cũng là một cách để tránh việc con em họ bị trêu chọc tại trường học vì những vết sẹo ngang dọc trên mặt.
Tuy vậy, tập tục này vẫn đang rất thịnh hành trong giới trẻ. Nhưng họ thường chọn những thiết kế tinh tế hơn để đưa lên mặt thay vì những hình mẫu có kích thước lớn như thế hệ đi trước. Những phụ nữ trẻ thường phủ các vết sẹo của mình bằng mực đen để trông thời trang hơn, giống như cách phụ nữ phương Tây vẫn trang điểm. Đối với họ, tập tục tạo sẹo vẫn là một phần đáng tự hào trong truyền thống của tổ tiên.









Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!