Home » Thế giới » Quan chức Trung Quốc vừa bị thanh trừng đã từng lập nhiều liên minh ủng hộ Trung Cộng
163365142LZ00025_THE_SECOND-676x450

Trưởng ban Mặt trận Thống nhất Trung ương, Lệnh Kế Hoạch, tại phiên họp toàn thể của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc vào ngày 08 Tháng 3 năm 2013 tại Bắc Kinh. Mặt trận Thống nhất tham gia vào công tác tuyên truyền vận động và các hoạt động chính trị trong và ngoài Trung Quốc. (Lintao Zhang / Getty Images)

Có một câu chuyện châm biếm chính trị đang được lưu hành ở Trung Quốc như thế này: Sau khi bắt giữ Chu Vĩnh Khang (một cựu chiến lược gia an ninh), Ủy ban chống tham nhũng hỏi ông Tập Cận Bình (vị lãnh đạo tối cao), “Chúng tôi cần bắt ai tiếp theo?” Ông Tập nói: “Ừm, các vị nên có kế hoạch đi”. Và do đó, họ bắt Lệnh Kế Hoạch. (‘Jihua’ có nghĩa là kế hoạch, quy hoạch, trong tiếng phổ thông Trung Quốc.)

Câu chuyện này ít nhất giải thích rằng không ai có đồng quan điểm về việc vì sao ông Tập bắt giữ Lệnh Kế Hoạch, người trước đây là phụ tá hàng đầu của cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Hồ Cẩm Đào. Không nghi ngờ gì rằng gia đình ông này có lợi ích to lớn – trong ngôn từ Trung Quốc có nghĩa là tham nhũng vô độ – ở các tỉnh giàu than Sơn Tây, và nhất là ông là một đồng minh của ông Hồ Cẩm Đào, không phải của Tập Cận Bình. Nhưng không phải mọi gia đình tham nhũng đều chịu trận cơn thịnh nộ của Đảng, do đó hành động này đã làm nhiều nhà quan sát chính trị Trung Quốc ngạc nhiên.

Tuy nhiên ít nhất có một điều chắc chắn rằng: việc này không thể xảy ra với một người ‘tốt’ hơn thế. Rất ít người sẽ rơi nước mắt sau khi biết được việc làm của tổ chức mà Lệnh chủ trì – Ban Mặt trận Thống nhất (tên gọi theo tiếng Hoa là Trung Ương Thống Chiến Bộ).

‘Ba kho báu’

Cơ quan có cái tên lạ lẫm này là một phần cốt lõi trong tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc kể từ thời nội chiến với Quốc Dân Đảng, khi đó ĐCSTQ đã thắng trong năm 1949 và chiếm quyền kiểm soát Trung Quốc. Ban Công tác Mặt trận thời điểm đó được coi là một trong “ba kho báu ” của ĐCSTQ (hai kho báu kia là lãnh đạo Đảng và “mass line”, mà bề ngoài có nghĩa là hiểu được nhu cầu của nhân dân.)

Không có khái niệm nào tương đương ở phương Tây để giải thích cho công việc của Ban Công tác Mặt trận, cả về khái niệm hay thể chế. Là một bộ máy quan liêu, nó không phải là một phần của chính phủ, mà là một cơ quan chính trị của Đảng và báo cáo trực tiếp cho Ủy ban Trung ương Đảng. Nó luôn được đứng đầu bởi một quan chức cấp cao của Đảng.

Công việc của đơn vị này bao gồm việc tuyên truyền, kích động, đấu tranh tâm lý, xây dựng liên minh, cô lập kẻ thù, và các cuộc đấu tranh chính trị nói chung để thúc đẩy lợi ích của chế độ. Phạm vi của đơn vị này là cả trong nước và quốc tế.

Bên ngoài Trung Quốc, hoạt động của Ban Mặt trận Thống nhất rất rộng rãi và ấn tượng về phạm vi. Tại Đài Loan, đơn vị này cố gắng tác động đến kết quả của cuộc bầu cử thông qua việc hợp chọn các chính trị gia và xây dựng liên minh với Quốc Dân Đảng đang điều hành đất nước.

Tại Hong Kong, một bộ phận của mạng lưới Ban Công tác Mặt trận này là những người lính đánh bộ ăn mặc bắt chước như các học viên Pháp Luân Công, một môn tu luyện tâm linh bị bức hại tại Trung Quốc, và phát động tuyên truyền chống đối Pháp Luân Công, một động thái được thiết lập để gây tổn hại danh tiếng của ‘kẻ thù’.

Một trong những giải thích cơ bản nhất cho ý đồ của đơn vị này được ghi chép trong một trong những cuốn sách bao hàm toàn diện nhất về chủ đề này , ‘Kẻ thù và bạn bè’ , bởi Lyman Van Slyke. Đơn vị này tìm cách xây dựng những liên minh phù hợp với lợi ích của Đảng Cộng sản, và cô lập và tấn công những kẻ được coi là kẻ thù.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã thực hiện một nghiên cứu tài liệu to lớn về các hoạt động này. Ban Mặt trận Thống nhất tổ chức các buổi đào tạo, các trại hè dành cho các nhà lãnh đạo của cộng đồng người Hoa ở nước ngoài; thiết lập hoặc xâm nhập “các tổ chức bằng hữu”; tăng cường kiểm soát hoặc tác động vào các lễ kỷ niệm của Trung Quốc ở nước ngoài; xây dựng và kiểm duyệt các bài báo trên báo chí Trung Quốc hải ngoại; tác động các trường học tiếng Trung Quốc ở nước ngoài; và nhiều hơn nữa.

Astroturf (Chiến dịch vận động)

Một chiến thuật điển hình của đơn vị này diễn ra vào năm 2001 là chống lại Pháp Luân Công, khi các đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc bí mật chỉ thị cho 50 tổ chức Trung Quốc tại Canada viết một bức thư cho Thủ tướng, kêu gọi chính phủ hạn chế các hoạt động cộng đồng của các học viên Pháp Luân Công. Quan chức phương Tây, không quen thuộc với tính chất ‘vận động’ của phương thức này, nên có thể đã có ấn tượng rằng các cộng đồng người Hoa ở nước ngoài đã thực sự phản đối nhóm tu luyện hòa bình này.

Sau khi Lệnh nhậm chức, cuộc bức hại học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài thực sự tăng lên. – Wang Zhiyuan, phát ngôn viên của WOIPFG

Wang Zhiyuan, một phát ngôn viên của Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công, nói với Truyền hình Tân Đường Nhân rằng: “Sau khi Lệnh nhậm chức, cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở nước ngoài thực sự tăng lên; đã có nhiều trường hợp bức hại hơn. ”

Cuốn sách “Ổ Gián Điệp” (Nest of Spies) , được viết bởi hai nhà nghiên cứu tình báo của Canada nói rằng Ban Mặt trận thống nhất “quản lý hồ sơ quan trọng liên quan đến hải ngoại. Chúng bao gồm tuyên truyền, giám sát sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, tuyển dụng mật vụ trong cộng đồng người Trung Quốc (và người nước ngoài), và hoạt động bí mật lâu dài. ”

Cơ quan Mặt Trận này “quản lý … tuyên truyền, giám sát sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài, tuyển dụng mật vụ trong cộng đồng người Trung Quốc, và hoạt động bí mật lâu dài.” – từ ‘Ổ Gián Điệp’

Ban này cũng đóng một vai trò hỗ trợ cho các tổ chức như Hội Tiếp Xúc Hữu Nghị Thế Giới của Trung Quốc , một phần của bộ máy tình báo quân đội Trung Quốc đang tìm cách mở rộng mạng lưới của mình đến các quan chức quân sự Mỹ đã về hưu.

Bên trong Mặt trận Thống nhất cũng có một công việc quan trọng phải làm: đó là trách nhiệm giao tiếp với cái gọi là tám đảng phái dân chủ mà là một phần của Hội đồng Tham vấn Chính trị Trung Hoa, một cơ quan tham vấn mang tính biểu tượng của Đảng Cộng sản, được xem là có chức năng thể hiện cho tính hợp pháp rộng rãi của chế độ. Đơn vị này cũng được cho là đóng một vai trò trong việc quản lý người dân tộc thiểu số.

Sự kết hợp này là kết quả gây nên các màn diễn khôi hài mỗi năm ở Bắc Kinh trong các buổi họp kín chính trị của Đảng, khi các đại diện được chính thức bổ nhiệm của các nhóm dân tộc thiểu số ở Trung Quốc đến nơi mặc quần áo của chín biểu tượng dân tộc – một màn trình diễn phô trương của Đảng được cho là thể hiện chủ trương đoàn kết dân tộc, trong khi người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ ở tỉnh nhà lại lên tiếng về việc tập quán dân tộc và tôn giáo của họ bị đàn áp nghiêm trọng.

Nguồn: vietdaikynguyen.com

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc