Home » Thế giới » TQ muốn che dấu điều gì trong vấn đề biên giới với Ấn Độ
Vào tối thứ 5, quân đội Trung Quốc đã rút khỏi Ladakh, vùng biên giới phía bắc của Ấn Độ giáp với Trung Quốc. Sự việc này diễn ra ngay sau khi thủ tướng Ấn Độ nêu lên vấn đề xung đột biên giới trong cuộc thảo luận với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến công du của ông tới Ấn Độ.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong cuộc họp báo cùng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Dehi vào ngày 18/9. Thủ tướng Ấn bày tỏ mối quan ngại về tranh chấp biên giới giữa hai nước khi cuộc đối đầu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại khu tranh chấp  biên giới bao trùm chủ đề của cuộc đối thoại. (Ảnhinternet)

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) trong cuộc họp báo cùng thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Dehi vào ngày 18/9. Thủ tướng Ấn bày tỏ mối quan ngại về tranh chấp biên giới giữa hai nước khi cuộc đối đầu giữa quân đội Ấn Độ và Trung Quốc tại khu tranh chấp biên giới bao trùm chủ đề của cuộc đối thoại. (Ảnhinternet)

Vào thứ 4 vừa rồi, ông Tập đã đến Ấn Độ , đây là chuyến thăm đầu tiên của nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc trong suốt tám năm qua. Hai bên đã kí một loạt các thỏa thuận quan trọng và Trung Quốc cam kết đầu tư 20 tỉ đô la vào Ấn Độ trong vòng 5 năm tới.

Tuy nhiên, quan trọng hơn thỏa thuận kinh tế giữa hai nước, sự hiện diện của hàng trăm, có thể lên tới 1000 (theo một số nguồn tin) binh sĩ Trung Quốc tại lãnh thổ Ấn Độ đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất trong cuộc gặp cấp cao này.

Quan trọng hơn thỏa thuận kinh tế giữa hai nước, sự hiện diện của hàng trăm, có thể lên tới 1000 (theo một số nguồn tin) binh sĩ Trung Quốc tại lãnh thổ Ấn Độ đã trở thành vấn đề nổi cộm nhất trong cuộc gặp cấp cao này.

Đầu tuần trước, theo truyền thông Ấn Độ đưa tin, các binh sĩ của lực lượng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã xâm nhập Chumur, khu vực phía bắc Ladakh gần biên giới trên thực tế giữa hai nước. Ấn Độ cũng điều 1.500 quân tới khu vực này khi số quân Trung Quốc tăng lên, dẫn tới sự đối đầu căng thẳng giữa quân đội hai nước.

Theo Đài truyền hình New Delhi, trong cuộc đối thoại giữa 2 nhà lãnh đạo vào thứ 5 vừa rồi, ông Tập đã cho biết ông đã yêu cầu quân đội Trung Quốc rút quân. Tuy nhiên vài giờ sau khi rút khỏi khu vực tranh chấp, 35 binh sĩ nước này lại quay lại lãnh thổ Ấn Độ và đóng trại trên một ngọn đồi.

Thời báo Ấn Độ đưa tin, quân đội nước này vốn đã bắt đầu giảm bớt hoạt động tại khu vực, đã dừng kế hoạch rút lui và cảnh giác cao độ với phía Trung Quốc.

Ý Đồ Của Trung Quốc

Ấn Độ và Trung Quốc có tranh chấp biên giới kéo dài nửa thế kỉ qua sau cuộc chiến tranh biên giới giữa hai nước vào năm 1962. Một nhà phân tích tin rằng Trung Quốc giữ cho các vấn đề tranh chấp biên giới luôn sôi động nhằm duy trì áp lực lên Ấn Độ.

Trong một bài báo về những vấn đề đặc biệt của tạp chí Ấn Độ “ World Focus”, ông Mohan Malik , giáo sư tại trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á – Thái Bình Dương Honolulu viết : “ Trung Quốc nhận thấy rằng các vấn đề tranh chấp biên giới dai dẳng sẽ đem lại cho nước này một đòn bẩy chiến lược khiến Ấn Độ không đoán được những ý đồ của họ, lo sợ trước tiềm lực quân sự Trung Quốc, bộc lộ những điểm yếu và chắc chắn tạo cho New Delhi một “ thói quen tốt” đối với các vấn đề sống còn liên quan tới Trung Quốc.

Tuy nhiên, đây có thể không phải là toàn bộ câu chuyện. Theo Chris Chappell, một nhà bình luận các vấn đề chính trị Trung Quốc và là chủ nhiệm chương trình “ Trung Quốc Không Kiểm Duyệt “ của đài truyền hình Tân Đường Nhân, tranh chấp biên giới có thể xuất phát từ nguyên nhân đấu đá nội bộ giữa các phe phái trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

“ Ông Tập cũng cố gắng mở rộng tầm ảnh hưởng đối với quân đội, việc này khiến phe diều hâu, phe cánh cực đoan hiếu chiến trong Đảng bất bình, và tăng cường kích động tranh chấp lãnh thổ, “ Chris viết trong mục ý kiến của thời báo Đại Kỷ Nguyên vào thứ 6.

Theo quan điểm này, xung đột tại biên giới có thể là kế hoạch do phe cánh khác chỉ đạo với ý đồ làm hạ uy tín ông Tập trong chuyến thăm viếng ngoại giao cấp cao.

Venus Upadhayaya

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc