Home » Thế giới » Hai bức ảnh đặc tả mối quan hệ Nga – Mỹ
Việc Tổng thống Obama từ chối tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Matxcơva vào tháng Chín đã cho thấy “chiến tranh lạnh” đã trở lại với hai quốc gia này. Trước đó, những bức ảnh báo chí cho thấy dấu hiệu “lạnh nhạt” đã âm ỉ từ lâu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama gặp gỡ Thủ tướng Anh David Cameron bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8, tổ chức hồi tháng 6/2013. Đi sau là Tổng thống Nga Putin

Bức ảnh đầu tiên là từ cách đây 2 tháng, tại Hội nghị thượng đỉnh G8 ở Bắc Ireland. Điều đặc biệt là nó đã gói gọn lý do vì sao Tổng thống Obama đã trì hoãn cuộc gặp mặt với Tổng thống Putin trong thời gian tới.

Công cuộc “thiết lập lại” mối quan hệ giữa Nga và Mỹ của chính quyền Obama đã ngày càng đi xa khỏi cái đích cần đến. Điểm bùng phát chính là sự kiện Nga đồng ý cấp quy chế tị nạn tạm thời cho người tiết lộ bí mật của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) – Edward Snowden.

Tuy nhiên, điều này không hẳn là một lý do đủ lớn để có thể khiến hai nước tỏ ra xung đột lợi ích hay cho rằng ý thức hệ khác nhau. Xa hơn đó, hiện hình rõ hơn chính là mối quan hệ giữa Mỹ – Trung Quốc – Nga có phần đối trọng nghiêng nhiều hơn về hai nước láng giềng. Hai nhà lãnh đạo Nga và Mỹ đã không cần cảm thấy bắt buộc phải nở nụ cười với đối tác và vượt qua sự lạnh nhạt của hai bên, để tỏ ra được ít nhất cũng như cách ông Obama đã đối xử với Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình hoặc phong cách ngoại giao của các nhà lãnh đạo Nga, Mỹ đã làm trước đó trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Thái độ lạnh nhạt của hai nhà lãnh đạo Nga – Mỹ trong một cuộc gặp mặt song phương tại Hội nghị thượng đỉnh G8, Bắc Ireland, tháng 6/2013

Bức ảnh nói trên từ Hội nghị G8 đã giải thích được mối quan hệ nói trên: Chính quyền Obama đơn giản là không tỏ ra quan tâm đến việc làm thế nào để thiết lập lại mối quan hệ với nước Nga trong những năm gần đây. Có vẻ như việc nối lại tình thân này khá khó khăn và nước Mỹ ít đặt niềm tin về những nỗ lực của chính họ để giải quyết vấn đề này. Tổng thống Obama đã thà trò chuyện với Thủ tướng Anh David Cameron hơn là cố gắng tìm kiếm một vài khoảnh khắc tỏ ra thân thiện hơn với Tổng thống Putin.

Theo một số chuyên gia phân tích về cử chỉ ngoại giao của các chính khách, bức ảnh 3 nhà lãnh đạo này là một “quả bom ảnh” mà ông Putin đã trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý hơn là hai người bạn đồng cấp của mình.

Tổng thống Putin đã có những cử chỉ thường xuyên thể hiện sự sẵn lòng thỏa hiệp và hợp tác với Mỹ. Trong một tuyên bố gần đây, ông đã nói rằng Snowden có thể ở lại Nga nếu anh này hứa không làm tổn thương “đối tác Mỹ của chúng tôi”. Tuy nhiên, những gì ông làm lại “phớt lờ” Mỹ còn nhiều hơn cả ông Obama đã bỏ qua Nga. Điển hình như việc ông Putin thông qua lệnh cấm các gia đình Mỹ nhận trẻ em mồ côi Nga làm con nuôi.

Bức ảnh này cũng thể hiện rõ hiện trạng quan hệ Nga – Mỹ như thế nào, nói cách khác, đây chính là bức tranh miêu tả đầy đủ nhất về mối quan hệ của 2 cường quốc trên thế giới.

Bức ảnh đã thành công tuyệt đối trong việc miêu tả tâm trạng của hai nhà lãnh đạo. Họ đã không tỏ ra vui vẻ ngay cả trong một cuộc gặp ngoại giao cấp cao mà thế giới đều nhìn vào. Nó giống như một phép ẩn dụ cho tình trạng hiện tại của sự cố gắng “thiết lập lại quan hệ”.

Dẫu sao, trước khi vụ Snowden xảy ra, Mỹ và Nga cũng đã có được một năm “hâm nóng” quan hệ, với các ý kiến đồng thuận xung quanh một số điểm nóng trên thế giới như Afghanistan và Triều Tiên. Những tiến triển tốt đẹp đó sẽ khiến hai quốc gia không chấp nhận bỏ lỡ cơ hội để tiếp tục quá trình “thiết lập lại quan hệ”.

Ngày 6/8, trong tuyên bố không tham dự Hội nghị G20 vào tháng Chín tới đây, Mỹ vẫn khẳng định sẽ không đóng cánh cửa hợp tác với Nga và cho biết một cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng và ngoại giao hai nước sẽ vẫn diễn ra vào cuối tuần này tại thủ đô Washington như dự kiến.

Tại Mátxcơva, điện Kremlin tuyên bố tuy cảm thấy “thất vọng” về quyết định này của Mỹ và cho rằng Washington chưa sẵn sàng thiết lập quan hệ với Nga “trên cơ sở bình đẳng” nhưng lại khẳng định vẫn giữ lời mời ông Obama sang Nga.


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc