Home » Thế giới » Trung Quốc từ chối ra tòa với Nhật Bản
Trung Quốc đã từ chối lời kêu gọi mở phiên phân xử những tranh chấp lãnh hải trên vùng biển châu Á – huyết mạch giao thương quốc tế sau khi Mỹ và Nhật Bản tuyên bố phản đối mọi nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng vũ lực.
Căng thẳng tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng nghiêm trọng

Trong sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm 2/6, Trung tướng Thích Kiến Quốc – Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã ngang nhiên khẳng định các tàu chiến Trung Quốc sẽ tiếp tục tuần tra tại những vùng biển tranh chấp được Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền bởi đây là hành động “hoàn toàn hợp pháp”.

Tuyên bố của ông Thích được đưa ra chỉ sau 1 ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Chuck Hagel cho biết Mỹ vẫn “giữ vững quan điểm phản đối mọi nỗ lực nhằm thay đổi tình hình trên các vùng biển hiện nay”.

Lâu nay, các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa thể đưa ra những quy định thống nhất về hoạt động trên các vùng biển và giải quyết những tranh chấp lãnh thổ. Trong khi, hiện nay, các quốc gia láng giềng đang tỏ ra e ngại trước sức mạnh quân sự ngày một lớn mạnh của Trung Quốc.

Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, những căng thẳng xung quanh vấn đề tin tặc, chương trình phát triển vũ khí của Iran và cuộc nội chiến tại Syria sẽ được đưa ra thảo luận trong cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ – Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình tại California hôm 7/6 tới.

“Chắc chắn Trung Quốc muốn thay đổi tình hình hiện nay theo quan điểm của riêng mình. Nếu Trung Quốc thực hiện mục tiêu này qua chính sách áp đặt kinh tế và sử dụng lực lượng tàu chiến của chính phủ, Mỹ sẽ không có biện pháp để đối phó với tình huống này”, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược tại Washington – Bonnie Glaser nói.

Hồi năm ngoái, Trung Quốc đã giành quyền kiểm soát một hòn đảo nằm ngay sát Philippines và nhiều lần xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản. Kể từ sau Thế chiến thứ hai, các đồng minh thân cận của Mỹ đều đang dựa vào Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ để ngăn chặn các cuộc xâm chiếm trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương.

“Hoàn toàn hợp pháp”

Bài phát biểu của Trung tướng Thích Kiến Quốc hôm 2/6 đã nhấn mạnh vụ việc tranh chấp lãnh hải với Philippines có thể giải quyết thông qua “các kênh mở” thay vì đưa ra trọng tài phân xử. Theo đó, một ủy ban do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã được thành lập ngay sau khi Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc hồi tháng Một và phiên phân xử dự kiến diễn ra vào tháng tới.

“Chúng tôi thấy không cần thiết phải viện tới một tòa án quốc tế. Các tàu chiến và tàu giám sát của Trung Quốc tuần tra trong khu vực lãnh thổ được tuyên bố chủ quyền là hoàn toàn hợp pháp và không thể tranh cãi”, Trung tướng Thích tuyên bố trong cuộc họp hôm 2/6.

Cùng tham dự cuộc họp và nghe phát biểu của Trung tướng Thích, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines – Voltaire Gazmin cho biết ông hy vọng ủy ban phân xử Liên Hiệp Quốc sẽ không làm gián đoạn mối quan hệ thương mại với Trung Quốc đồng thời khích lệ chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình “từ bỏ hành động vi phạm quyền quản lý lãnh thổ”.

Trong phiên họp hôm 1/6 với Đô đốc Samuel Locklear – Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Thượng tá cấp cao Trung Quốc – Zhou Bo cho rằng chính sự thiếu tin tưởng giữa Bắc Kinh và Washington là căn nguyên dẫn tới những quan điểm khác nhau trong Công ước về Luật biển Liên Hiệp Quốc hay còn gọi là Unclos.

Hiện nay, Trung Quốc đang phải đối việc quân đội Mỹ tuần tra trong đặc quyền kinh tế của nước này – vùng hải phận cách đất liền 200 hải lý. Tuy nhiên trước đây, Trung Quốc cũng đã cử nhiều tàu thuyền tới đặc khu kinh tế của Mỹ.

Tranh chấp lãnh thổ

Người dân Trung Quốc đập phá ô tô của nhà sản xuất Nhật Bản để phản đối hành động mua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư
Trong năm nay, Trung Quốc từng nhiều lần đưa tàu thuyền tới Bãi cạn Scarborough nằm gần lãnh thổ với Philippines sau khi cả 2 nước quyết định tạm ngừng đưa tàu thuyền tới hoạt động tại khu vực này hồi năm ngoái. Điển hình hồi tuần trước, 2 chiếc tàu lớn của Trung Quốc đã tiến hành giám sát một bãi cạn nằm gần quần đảo Trường Sa.
 
Hồi năm ngoái, chính phủ Nhật Bản đã “đổ thêm dầu vào lửa” khi quyết định mua quần đảo Senkaku hay còn gọi là Điếu Ngư theo tiếng Trung Quốc nằm trên vùng biển Hoa Đông. Động thái này đã dẫn tới làn sóng biểu tình phản đối mạnh mẽ trong dư luận Trung Quốc khiến doanh thu bán xe hơi của các nhà sản xuất như Toyota, Nissan và Honda giảm mạnh.
Lần đầu tiên trong vòng 11 năm, Nhật Bản – một đồng minh quân sự của Mỹ, cũng quyết định tăng khoản chi tiêu quân sự nhằm đối phó với tình trạng tranh chấp lãnh thổ hiện nay. Bên cạnh việc theo đuổi chính sách hòa bình, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản – Itsunori Onodera nhấn mạnh Nhật Bản sẽ thành lập một Uỷ ban An ninh quốc gia “trong thời gian sớm nhất có thể” để ngăn chặn những tranh chấp lãnh thổ trên biển.
Trong bài phát biểu nhân lễ khai mạc sự kiện Đối thoại Shangri-La hôm 31/5, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra lời cảnh báo rằng sự leo thang của các cuộc tranh chấp lãnh thổ đang ảnh hưởng tới 2/3 hoạt động thương mại quốc tế qua vùng Biển Đông khi mà các quốc gia trong khu vực cạnh tranh khai thác nguồn tài nguyên cá, dầu mỏ và khí đốt.
Hành động thiếu trách nhiệm

 

Chủ tịch Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại sự kiện Đối thoại Shangri-La

 

“Hành động thiếu trách nhiệm đơn phương hay khơi mào xung đột có thể ảnh hưởng lớn tới hoạt động thương mại, không chỉ tác động tới nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực mà còn cả thế giới”, chủ tịch nước Nguyễn Tấn Dũng nói.
Hiện nay, cả Philippines và Việt Nam đều phản đối tấm bản đồ biển thể hiện hoạt động khai thác chung dầu mỏ và khí đốt được Trung Quốc xuất bản lần đầu tiên vào những năm 1940. Theo Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ, Tập đoàn Dầu mỏ ngoài khơi quốc gia của Trung Quốc ước tính Biển Đông đang lưu trữ lượng khí tự nhiên lớn gấp 5 lần so với những dự báo trước đây.

Mối quan hệ Mỹ – Trung Quốc
Bộ trưởng Hagel từng tái khẳng định với các đồng minh châu Á rằng việc ngân sách chi tiêu quốc phòng bị cắt giảm không ảnh hưởng tới cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ tại khu vực này. Một năm sau khi Lầu Năm Góc tuyên bố “tái cân bằng” mục tiêu, chuyển sang khu vực châu Á thay vì đổ tiền vào các cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan trong vòng 10 năm qua, Bộ Quốc phòng Mỹ đang đối mặt với khoản cắt giảm 500 tỷ USD trong vòng 9 năm tới.
Mặc dù, ông Hagel tiếp tục cáo buộc Trung Quốc tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn nhằm vào nước này song vẫn kêu gọi tiến hành thêm đối thoại và cố gắng thuyết phục chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng việc Mỹ di chuyển 60% lực lượng hải quân tới châu Á tới năm 2020 không nhằm mục tiêu tấn công Trung Quốc.
Theo Infonet

01 ý kiến dành cho “Trung Quốc từ chối ra tòa với Nhật Bản”

  1. le hong 05/06/2013

    sự thật vẫn là sự thật không thể phủ nhận,cuộc chiến nào cũng phaỉ tàn,chế độ nào rồi cũng phải hạ màn,con người nào rồi cũng phải qua đi dù cho anh hùng ,hay hàng vua chuá baọ quyền nào rồi cũng bị đào thải bởi thời gian.chỉ có cái Thiện và cái ác luôn đeo đuổi chúng ta hết kiếp này qua kiếp khác thể hiện qua những hình thái ….
    không thể naò hiểu nổi taị sao có những con ngưòi vưà thâm,vưà độc ,vưà ích kỷ Tiểu nhân laị cứ nghĩ rằng mình sẽ tồn tại maĩ
    trên Thế gian naỳ để hưởng thụ ,để tham lam và ngang tàng đối với kẻ khác được.Họ quá ngu hay là họ giả vờ câm ,giả vờ điếc mưu đồ thâm độc như một loaì thú chỉ biết sức mạnh mà tấn công loài khác thì thật là không phaỉ con người vậy.chúng ta luôn luôn tự cho rằng mình có lý trí biết lẽ phải xử sự theo hiểu biết mà làm toàn những sự việc phaỉ nói rằng thua loài Thú.

    Reply

Ý kiến bạn đọc