Được Alecxandre Duma đặt theo tên của một nhân vật nổi tiếng của chính mình, “Lâu đài Monte Cristo” gợi nên một sự tò mò và hấp dẫn với bất kỳ ai yêu mến những tác phẩm của ông.
Công trình nằm ở vùng Saint Germaine en Laye, hiện là ngoại ô Paris. Tuy vậy, vào thời của Dumas, nơi đây được xem như là vùng nông thôn, giúp ông tìm được cảm giác yên tĩnh, tránh xa cái đông đúc và ồn ào của kinh đô, quanh vầng hào quang của sự nổi tiếng được tạo nên từ các tác phẩm bất hủ với chàng d’Artagnan trẻ tuổi và bá tước Monte Cristo huyền bí.
Chúng tôi đến nơi vào buổi xế chiều, sau mấy tiếng đồng hồ đi tàu điện và xe buýt. Ấn tượng đầu tiên là con đường ven đồi dẫn vào lâu đài, rợp những bóng cây cổ thụ, tạo một cảm giác yên bình và chút nào phảng phất vẻ cổ xưa. Qua cổng vào, sau một lối đi quanh co, ta gặp một nơi quang đãng được gọi là “Nhà hát Verdure”.
![]() |
Nhìn kỹ mới nhận ra nhà hát được thiết kế với hình vòng cung, có hai bậc đất đắp cao, hẳn là nơi khán giả đứng thưởng ngoạn các tiết mục được biểu diễn trong bãi đất trống, bằng phẳng phía trước. |
![]() |
Vượt qua nhà hát lộ thiên với thảm cỏ xanh mướt trên, ta gặp lối mòn với các tấm đá tự nhiên làm bậc thang, dẫn đến một hang đá. |
![]() |
Chui qua cánh cổng lạ lùng, lành lạnh trong ánh chiều u tịch mới thấy cái tài sáng tạo, thoát khỏi ước lệ thông thường của tác giả vốn được đánh giá là “nhà tiểu thuyết có ý tưởng phong phú và điên rồ nhất của thế kỷ 19”. |
![]() |
Từ độ cao của cánh cổng thời hang động, phần trung tâm của khu vườn hiện ra, phía bên trái thấp thoáng một ngôi nhà nhỏ, có lẽ nhiều người cho là rất nhỏ. Kiến trúc duyên dáng này chính là nơi Dumas để dành cho việc sáng tác. |
![]() |
Đối diện với nơi để dành cho việc sáng tác chính là tòa nhà trung tâm, gồm 3 tầng nổi và hai tầng hầm. Tuy không đồ sộ nhưng phải mất đến 3 năm công trình này mới được hoàn thành. |
![]() |
Tòa nhà được thiết kế theo kiểu gothic, tường bằng đá, với các nét hoa văn đắp nổi tinh xảo, duyên dáng và bí ẩn trong nắng chiều. Các phòng của lâu đài tương đối nhỏ nhưng tràn đầy ánh sáng với các cửa kính lớn. Trong các phòng, giờ đã là nhà bảo tàng, trưng bày các hiện vật liên quan đến hai cha con Dumas, cũng như những nhân vật lừng danh của các ông. Tiếc là có quy định không được chụp ảnh phía bên trong nên tôi không thể ghi lại những quang cảnh đẹp đẽ và thú vị này. Ra khỏi tòa nhà, nắng chiều ngưng đọng trên những mảng tường đá trắng đã ngả màu thời gian. Cái u tịch, vắng lặng như phảng phất linh hồn của người cũ trong hai câu thơ nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quan: “Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, |
![]() |
Chúng tôi rời lâu đài khi trời sắp tối, lòng man mác nỗi buồn cho dòng dõi những nhà văn danh tiếng đã không còn hậu duệ, cũng như buồn cho sự phung phí tiền bạc của Dumas trong các cuộc tiệc tùng và nuôi những người sống dựa vào ông để chỉ sau 2 năm ngắn ngủi ở tòa lâu đài mơ ước, ông đã phải bán nó đi trong nỗi ngậm ngùi. |
Hà Hải
Gửi ảnh hoặc bài viết về cuộc sống ở nước ngoài tại đây. (Vui lòng viết tiếng Việt có dấu)
Theo vnexpress
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!