Home » Thể thao » Ấn Độ: được thưởng tiền nếu… hoãn có con

Nếu bạn mới lập gia đình và chấp nhận tạm hoãn việc có con, bạn sẽ được chính quyền thưởng tiền! Chuyện thú vị này diễn ra ở Maharashtra, thành phố lớn thứ hai của Ấn Độ.

[title]

Ấn Độ dùng nhiều biện pháp để đối phó với tốc độ gia tăng dân số chóng mặt của nước này. Trong ảnh: đông đảo người dân Ấn Độ đổ ra đường sau một sự kiện thể thao. (ABC)

Cụ thể, chính quyền thành phố Maharashtra đã đưa ra số tiền thưởng 5000 rupi (tương đương 113 đô-la Mỹ) cho các cặp vợ chồng mới cưới nếu họ cam kết sẽ không có con trong vòng 2 năm đầu chung sống và sẽ nhận thêm một số tiền nữa nếu tiếp tục không sinh con trong năm thứ 3.

Đây là một trong những biện pháp mà Ấn Độ dùng để đối phó với tốc độ gia tăng dân số chóng mặt của nước này và cải thiện sức khỏe nữ giới.

Một vài thống kê và ước tính đã cho rằng dân số Ấn Độ có thể sẽ vượt qua Trung Quốc vào năm 2025 để trở thành nước đông dân nhất thế giới.

‘Tiền thưởng trăng mật’

Tiến sĩ Prakash Doke, nguyên Giám Đốc Sở Y Tế tại thành phố Maharashtra, cho biết ông đã từng đứng ra quản lý chương trình gọi là ‘tiền thưởng trăng mật’ cho các cặp tân lang và tân giai nhân tại huyện Satara vào năm 2007.

Theo các chuyên gia ước tính, một phần tư các cô dâu ở nông thôn quận Satara (tỉnh Maharashtra) dưới tuổi thành niên. Điều đáng nói là cô dâu trong các cuộc kết hôn này thường nhanh chóng sinh con. Vì thế tỷ lệ mang thai ở các cô dâu vị thành niên rất cao. Vấn đề này làm các chuyên gia sức khỏe vô cùng lo lắng, đặc biệt là nguy cơ về sức khỏe đối với cả mẹ và em bé.

“Người mẹ khi mang bầu trong lúc còn quá trẻ sẽ dễ có nguy cơ sinh non và tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như người mẹ đều cao. Ở một số vùng tại Maharashtra, chính quyền địa phương và bộ phận y tế rất lo ngại về tình trạng kết hôn sớm hơn tuổi quy định và tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên”, Tiến sĩ Doke nói.

Gói tiền thưởng trăng mật này được đưa ra trên tinh thần tự nguyện. Những cặp vợ chồng khi tham gia phải ký cam kết cho biết họ tham gia chương trình hoàn toàn tự giác. Khi đó, họ sẽ được tham gia các khóa học và các buổi tư vấn về kế hoạch hóa gia đình.

Đến nay đã có 4.300 cặp vợ chồng tham gia chương trình này, trong đó có 1.200 cặp đã hoàn tất.

Nhân rộng mô hình

Tiến sĩ Doke cho biết sau khi gói “Tiền thưởng trăng mật” này được thực hiện thành công tại Satara, các quận huyện khác cũng bắt đầu những chương trình tương tự.

Mặc dù với mục đích ban đầu là cải thiện sức khỏe người mẹ và trẻ em, chương trình này trên thực tế đã dần biến thành nỗ lực hạn chế việc gia tăng dân số.

Số liệu thống kê mới nhất (ngày 1/4/2011) cho biết dân số Ấn Độ hiện nay đã lên đến 1,21 tỉ, tăng 180 triệu trong vòng 10 năm qua.

Ngay khi con số thống kê này được công bố, chính quyền Ấn Độ phải rất khó khăn để chứng minh được rằng tỷ lệ phát triển dân số gần đây có giảm so với các thập niên trước đó.

Nhận định về điều này, bà Poonam Metreja, Giám đốc điều hành Tổ chức dân số Ấn Độ, cho biết: “Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình vẫn là một đòi hỏi bức thiết tại Ấn Độ. Số lượng nữ ở độ tuổi vị thành niên kết hôn vẫn còn cao mặc dù chính quyền đã tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức và khuyến khích các em tiếp tục theo đuổi việc học hành đồng thời tạm lùi việc lập gia đình lại”.

Triệt sản và vấn đề nâng cao nhận thức

Bùng nổ dân số rõ ràng là một vấn đề phức tạp mà Ấn Độ đang phải đương đầu vì nó đan xen với các giá tri văn hóa, kinh tế và chính trị. Theo bà Poonam Metreja, một trong những giải pháp mấu chốt của tình hình dân số hiện nay là phải nâng cao nhận thức cho phụ nữ về các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay, triệt sản vẫn là biện pháp chính của đa số các cặp vợ chồng tại Ấn Độ.

Bà Metreja cho biết: “Triệt sản vẫn là phương pháp cần thiết. Tuy nhiên, nhiều phương pháp phối hợp vẫn tốt hơn và đặc biệt là cần chú trọng vào việc hoãn có con đầu lòng. Tăng tuổi kết hôn không phải là một giải pháp dễ dàng. Trong khi đó, việc hoãn có con đầu lòng hoàn toàn khả thi”.

Ở Ấn Độ, kế hoạch hóa gia đình và hạn chế bùng nổ dân số đến nay vẫn luôn là một chủ đề gây tranh cãi nhiều nhất, đặc biệt từ những năm 1970 khi chính quyền nước này lên dự án bắt buộc toàn dân thực hiện phương pháp triệt sản.

Theo bà Metreja, mặc dù chính quyền vẫn là trụ cột trong vấn đề thúc đẩy sự ổn định dân số, người ta vẫn chưa thấy sự quan tâm thỏa đáng của các chính trị gia trong kế hoạch này.

Theo bayvut


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc