Home » Thế giới » Báo Hàn nhận diện “3 bộ mặt” của Trung Quốc
Theo tờ Chosun Ilbo, Bắc Kinh cùng lúc vừa hợp tác, vừa “biến hóa”, vừa đe dọa kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Seoul năm 1992.

Báo Hàn nhận diện “3 bộ mặt” của Trung Quốc shopping entertainments
ảnh minh họa
Bộ mặt thứ nhất tươi cười thể hiện quan hệ hợp tác song phương, bộ mặt thứ hai “biến hóa” khi Bắc Kinh bảo vệ Bình Nhưỡng, còn bộ mặt đe dọa đã bộc lộ ra từ sau vụ đắm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc hồi tháng 3/2010.

Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và quân sự. Năm 2010, Trung Quốc đã chính thức vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và dự kiến vượt Mỹ vào năm 2020. Khi đó, các công ty của Hàn Quốc phải ra sức cạnh tranh để sống sót với trước các đối thủ Trung Quốc về dòng vốn, công nghệ cũng như sản phẩm.

Sự trỗi dậy này được thể hiện khá rõ, hiện có hơn 30.000 công ty Hàn Quốc đang hoạt động ở Trung Quốc, và dường như rất khó để tìm ra một công ty mà Trung Quốc không “nhúng tay” vào đó.

Kim ngạch thương mại năm 2010 của Trung Quốc đạt 200 tỷ USD, gấp 20 lần so với năm 1992 khi bắt đầu quan hệ ngoại giao Trung-Hàn. Ngoài ra, hiện Trung Quốc đang nắm gần 4 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ của Hàn Quốc.

Mỗi tuần có 840 chuyến bay nối giữa 2 nước, trong khi đó, mỗi năm Hàn Quốc tiếp nhận khoảng 1,5 triệu du khách Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng chiếm đa số về du học sinh tại Hàn Quốc với 60.000 người.

Tuy nhiên, về chính trị, không có chuyên gia nào của Trung Quốc đảm nhận vị trí cao trong Bộ ngoại giao Hàn Quốc cũng như trong các bộ phận an ninh và ngoại giao thuộc Văn phòng Tổng thống (Cheong Wa Dae). Do vậy, giới ngoại giao Trung Quốc chỉ trích chính quyền Lee Myung-bak chỉ ủng hộ Washington.
Moon Heung-ho, một chuyên gia Trung Quốc thuộc Đại học Hanyang nói: “Hiện không rõ liệu Seoul có chiến lược lớn nào nhằm ứng phó với việc Trung Quốc trở thành một trong hai nền kinh tế lớn thứ hai thế giới hay chưa.” Từ góc độ khoa học chính trị, chính phủ Hàn Quốc cần áp dụng biện pháp ứng xử cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khi ứng phó với Triều Tiên.
Seoul cũng cần quan tâm đến các nguyên tắc khi Trung Quốc tăng cường các hoạt động ngoại giao. Cả khu vực tư và công phải đưa ra được kế hoạch dài hạn để đảm bảo tính cạnh tranh cho các sản phẩm của Hàn Quốc trong thời đại mà Trung Quốc đang áp đảo. Tương lai của Hàn Quốc phụ thuộc vào các kế hoạch để tồn tại được thực hiện trong thế kỷ 21 này.
theo DVT

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc