Cơ sở đào tạo số 2 tại xã Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) của Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội được đầu tư lớn, nhưng mỗi năm chỉ đón vài đoàn về học tập rồi bỏ hoang.
Trường 100 tỷ mỗi năm đón vài đoàn học viên
Cơ sở đào tạo số 2 của Trường đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội, trụ sở xã Xuân Thành (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) được xây dựng từ năm 2008 và hoàn thành cuối năm 2014 trên diện tích 2,5 ha, kinh phí dự trù khoảng 100 tỷ đồng do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ.
Trường có nhiều dãy phòng học và phòng nghỉ, nhà làm việc cao tầng khang trang. Theo dự tính, đây sẽ là nơi tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ làm trong ngành bảo hiểm.
Tuy nhiên, từ khi đưa vào hoạt động tới nay, số đoàn học viên về học rất ít. Trong năm 2015, trường chỉ đón được khoảng 2 đoàn với 6 lớp học viên tới học tập trung ngắn hạn trong khoảng 15 ngày.
Phục vụ cho nhu cầu của các học viên và cán bộ trong thời gian khoảng hai tuần, sau đó các hạng mục trong trường luôn trong tình trạng “cửa đóng then cài”.
Điểm nhấn của trường chính là tòa nhà bốn tầng với 100 phòng nghỉ để làm chỗ ở cho học viên. Tuy nhiên, các phòng này luôn trong tình trạng vắng tanh.
Trường có hai phòng bảo vệ đặt ở cổng trước và cổng sau. Tuy nhiên phòng ở cổng sau vắng tanh, không có người trông coi dù cửa vẫn mở.
Cơ sở 2 Trường đào tạo nghiệp vụ Bảo hiểm xã hội chỉ có khoảng 20 người đang quản lý và làm việc tại đây.
Ông Vũ Xuân Hiển, Chánh văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, cơ sở ở Hà Tĩnh là một phân viện thuộc ngành bảo hiểm. Sở dĩ thời gian qua trường vắng các đoàn học viên là mới đi vào hoạt động, giai đoạn đầu đang kiện toàn và hoàn chỉnh bộ máy nên chưa đủ năng lực để phục vụ, do đó chưa đưa được nhiều lớp học viên vào. “Quan điểm của ngành là khi guồng máy ổn định, sẽ đẩy các lớp đào tạo, tập huấn vào Hà Tĩnh. Năm 2016 chúng tôi đã có kế hoạch, thời điểm này tới cuối năm sẽ đưa được nhiều lớp vào đào tạo”, ông Hiển nói.
Đức Hùng –Theo Vnexpress
Các bài viết liên quan:
Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
- Bắt tạm giam cựu Phó vụ trưởng Bộ Công thương vì nhận hối lộ
- Berlin cảnh cáo Hà Nội về ý định bắt cóc bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trên đất Đức
- Thừa Thiên Huế: Cháy rừng thông hơn 40 năm tuổi
- UNICEF Viet Nam khảo sát ‘Bạn nghĩ gì về vắc xin?’, cư dân mạng rầm rộ kể tội
- Cần thơ ghi nhận số người mắc Covid-19 đã đến hàng nghìn
- Hà Nội: Thêm 12 ca mắc mới; phát hiện 19 F0 về từ miền Nam dù đã tiêm 2 mũi vaccine
- Sài Gòn mở lại chợ, tiểu thương vẫn than trời
Bài mới đăng
- Từ vị Vua chinh chiến tàn bạo đến người phục hưng Phật Pháp (Phần 1)
- Sejong: Vị Vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!