
Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua đã làm hơn một triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng. Những người Tây Tạng đã phải dùng đến một hình thức cực đoan để phản đối Trung Quốc, đó chính là tự thiêu. (Ảnh chụp màn hình NTDTV)
Những người Tây Tạng sống lưu vong tại Ấn Độ đã tổ chức cuộc tuần hành và thắp nến có liên quan đến sự kiện một phụ nữ Tây Tạng khoảng 40 tuổi tự thiêu vào hôm thứ Sáu tuần rồi tại huyện A Bá (Ngaba), tỉnh Tứ Xuyên. Trước đó, trong vòng 6 năm kể từ năm 2008, đã có 136 người Tây Tạng quyết định sử dụng biện pháp cực đoan này để phản đối chính quyền Trung Quốc.
Ông Dorjee Tseten, người đứng đầu tổ chức“Sinh viên ủng hộ một nước Tây Tạng tự do”, cho biết: “Thứ Sáu tuần rồi, một người phụ nữ tên Norchuk đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của chính quyền Trung Quốc. Bà đã thiệt mạng ngay tại chỗ. Chúng tôi chỉ vừa biết thông tin này hôm nay, và do đó đã tổ chức thắp nến để tưởng niệm bà.”
Lễ thắp nến diễn ra trùng với dịp kỷ niệm lần thứ 56 cuộc nổi dậy thất bại của nhân dân Tây Tạng chống lại chính sách xâm chiếm của Bắc Kinh.
Cùng ngày tại Đài Bắc, Đài Loan, hàng trăm người Tây Tạng đã tổ chức một cuộc biểu tình. Họ kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới vận động cho nhân quyền tại Tây Tạng.
Cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua đã làm hơn một triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng.
Ông Tasi Tsering, một người thuộc Hội đồng hương Tây Tạng tại Đài Loan, nói: “Chúng tôi kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng chúng tôi muốn tự do tôn giáo, nhân quyền, dân chủ, và Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể quay trở lại Tây Tạng, đồng thời phóng thích các tù nhân chính trị.”
Ông Tenzin, một thành viên khác Hội đồng hương Tây Tạng tại Đài Loan, cho biết: “Chúng tôi không yêu cầu về lãnh thổ, nhưng hãy làm ơn lưu giữ nền văn hóa và các tín ngưỡng tôn giáo của chúng tôi vốn đã có hàng ngàn năm lịch sử, cũng như bảo tồn ngôn ngữ dân tộc chúng tôi.”
Vào năm 1950, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa quân tới Tây Tạng, thiết lập quyền kiểm soát khu vực này. Năm 1959, một cuộc nổi dậy của nhân dân Tây Tạng đã bùng nổ, và bị quân đội Trung Quốc nghiền nát. Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều người dân Tây Tạng khác đã trốn sang Ấn Độ, nơi ông thành lập chính phủ Tây Tạng lưu vong.
Những người Tây Tạng cho rằng chính quyền Trung Quốc đã phá hủy nền văn hoá của họ, bắt bớ và trấn áp những người sắc tộc Tạng, đồng thời tàn phá hệ sinh thái do khai thác mỏ tại Tây Tạng. Theo những nhà hoạt động nhân quyền Tây Tạng, cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua đã làm hơn một triệu người Tây Tạng bị thiệt mạng.
Những người Tây Tạng đã phải dùng đến một hình thức cực đoan để phản đối Trung Quốc, đó chính là tự thiêu.
Các nhà chức trách Trung Quốc đã phủ nhận tất cả các cáo buộc, và nói rằng Trung Quốc đã góp phần trong việc phát triển khu vực “lạc hậu.” Chính quyền Trung Quốc cũng cáo buộc Đức Đại Lai Lạt Ma khơi gợi sự chia rẽ Tây Tạng và Trung Quốc.
Năm 2008, trước khi diễn ra Thế vận hội tại Bắc Kinh, những cuộc biểu tình quy mô đã nổ ra tại Tây Tạng và đã bị quân đội Trung Quốc thẳng tay đàn áp khắc nghiệt. Một năm sau, những người Tây Tạng đã phải dùng đến một hình thức cực đoan để phản đối Trung Quốc, đó chính là tự thiêu. Chính phủ Tây Tạng lưu vong không ủng hộ hình thức phản đối này và kêu gọi những người dân Tây Tạng không nên chọn những hành động quyết liệt như vậy.
Theo daikynguyenvn.com
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!