Home » Thế giới » Ở TQ, Dùng Tra Tấn Bạo Lực để Lấy Lời Khai Nhận Hối Lộ
Ảnh 1: Trong bức ảnh chụp ngày thứ Ba 21 tháng Một 2014, Xiao Yifei – nguyên Phó Giám đốc của một khu công nghiệp ở huyện Ninh Viễn, kể lại các điều tra viên chống tham nhũng của Đảng Cộng sản đã tra tấn ông trong đợt thẩm vấn năm 2012 ở Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Lưu nói rằng ông đã bị trùm đầu, còng tay và cùm chân rồi bị đánh đập bởi một điều tra viên có biệt hiệu là Gã Đồ Tể Tang. Ông kể rằng họ rót nước vào mũi ông và dùng kẹp kim loại véo vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. “Ở trong đó, bạn như một con kiến nhỏ mà bất kỳ ai cũng có thể giẫm đạp,” ông nói. “Bạn hoàn toàn không có tự do. Không hy vọng. Không tương lai…Thậm chí quyền được khóc cũng bị tước đoạt.” (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 1: Trong bức ảnh chụp ngày thứ Ba 21 tháng Một 2014, Xiao Yifei – nguyên Phó Giám đốc của một khu công nghiệp ở huyện Ninh Viễn, kể lại các điều tra viên chống tham nhũng của Đảng Cộng sản đã tra tấn ông trong đợt thẩm vấn năm 2012 ở Trường Sa thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Lưu nói rằng ông đã bị trùm đầu, còng tay và cùm chân rồi bị đánh đập bởi một điều tra viên có biệt hiệu là Gã Đồ Tể Tang. Ông kể rằng họ rót nước vào mũi ông và dùng kẹp kim loại véo vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. “Ở trong đó, bạn như một con kiến nhỏ mà bất kỳ ai cũng có thể giẫm đạp,” ông nói. “Bạn hoàn toàn không có tự do. Không hy vọng. Không tương lai…Thậm chí quyền được khóc cũng bị tước đoạt.” (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 2: Trong tấm ảnh chụp ngày thứ Ba, 21 tháng Một 2014, cựu viên chức Trung Quốc Xiao Yifei – nguyên Phó Giám đốc của một khu công nghiệp ở huyện Ninh Viễn, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, đã kể lại cuộc tra tấn do các nhân viên điều tra chống tham nhũng của Đảng Cộng sản thực hiện vào năm 2012 ở Trường Sa thuộc trung tâm tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Lưu là một trong bốn đảng viên hiếm hoi cung cấp trên mặt báo các trường hợp ngược đãi mà họ phải chịu đựng trong hệ thống giam giữ bí mật của đảng, đó là hệ thống hoạt động ngoài vòng pháp luật. Các trường hợp này xảy ra khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất trong những năm gần đây, làm dấy lên câu hỏi về tính trung thực của những lời thú tội thu được trong quá trình điều tra. (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 2: Trong tấm ảnh chụp ngày thứ Ba, 21 tháng Một 2014, cựu viên chức Trung Quốc Xiao Yifei – nguyên Phó Giám đốc của một khu công nghiệp ở huyện Ninh Viễn, trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, đã kể lại cuộc tra tấn do các nhân viên điều tra chống tham nhũng của Đảng Cộng sản thực hiện vào năm 2012 ở Trường Sa thuộc trung tâm tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Lưu là một trong bốn đảng viên hiếm hoi cung cấp trên mặt báo các trường hợp ngược đãi mà họ phải chịu đựng trong hệ thống giam giữ bí mật của đảng, đó là hệ thống hoạt động ngoài vòng pháp luật. Các trường hợp này xảy ra khi Trung Quốc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất trong những năm gần đây, làm dấy lên câu hỏi về tính trung thực của những lời thú tội thu được trong quá trình điều tra. (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 3: Tấm ảnh sáng thứ Hai ngày 20 tháng Một 2014, Zhou Wangyan – người đứng đầu Cục tài nguyên đất thành phố Lễ Lăng- trong cuộc phỏng vấn ở nhà ông tại Lễ Lăng thuộc trung tâm tỉnh Hồ Nam. Ông đã đưa ra tấm ảnh chụp X-quang sau cuộc phẫu thuật chân, mà theo ông cho biết đã bị gãy bởi các nhân viên điều tra chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản. Sự mờ ám của hệ thống “song quy” khiến khó nói liệu việc điều tra tham nhũng là hợp pháp hay đơn giản chỉ là sự ra tay của các đảng viên nhằm giải quyết các đối thủ hay để đoạt thành tích. (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 3: Tấm ảnh sáng thứ Hai ngày 20 tháng Một 2014, Zhou Wangyan – người đứng đầu Cục tài nguyên đất thành phố Lễ Lăng- trong cuộc phỏng vấn ở nhà ông tại Lễ Lăng thuộc trung tâm tỉnh Hồ Nam. Ông đã đưa ra tấm ảnh chụp X-quang sau cuộc phẫu thuật chân, mà theo ông cho biết đã bị gãy bởi các nhân viên điều tra chống tham nhũng của Đảng Cộng Sản. Sự mờ ám của hệ thống “song quy” khiến khó nói liệu việc điều tra tham nhũng là hợp pháp hay đơn giản chỉ là sự ra tay của các đảng viên nhằm giải quyết các đối thủ hay để đoạt thành tích. (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 4: Trong tấm ảnh ngày thứ Hai, 20 tháng Một 2014, ông Zhou Wangyan – người đứng đầu cục tài nguyên đất thành phố Lễ Lăng, đứng với chiếc nạng gần một lô đất được xây dựng trong thành phố Lễ Lăng tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Chu nói rằng ông đã bị bắt giữ bởi các nhân viên điều tra chống tham nhũng trong 184 ngày, bị cấm ngủ và ăn uống, suýt chết đuối, bị đánh đập bằng dây điện, bị ép ăn phân, và các điều tra viên đã làm gãy chân trái của ông. “Đúng là sống trong địa ngục,” ông nói. “Còn tồi tệ hơn cả một con lợn hay con chó.” Các quan chức chống tham nhũng tại địa phương trên một diễn đàn trực tuyến Hồ Nam vào Tháng Hai 2012 đã bác bỏ việc ông Chu bị tra tấn, cho rằng ông này tự làm mình bị thương do trượt chân trong phòng tắm. (AP Photo/Andy Wong)

Ảnh 4: Trong tấm ảnh ngày thứ Hai, 20 tháng Một 2014, ông Zhou Wangyan – người đứng đầu cục tài nguyên đất thành phố Lễ Lăng, đứng với chiếc nạng gần một lô đất được xây dựng trong thành phố Lễ Lăng tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ông Chu nói rằng ông đã bị bắt giữ bởi các nhân viên điều tra chống tham nhũng trong 184 ngày, bị cấm ngủ và ăn uống, suýt chết đuối, bị đánh đập bằng dây điện, bị ép ăn phân, và các điều tra viên đã làm gãy chân trái của ông. “Đúng là sống trong địa ngục,” ông nói. “Còn tồi tệ hơn cả một con lợn hay con chó.” Các quan chức chống tham nhũng tại địa phương trên một diễn đàn trực tuyến Hồ Nam vào Tháng Hai 2012 đã bác bỏ việc ông Chu bị tra tấn, cho rằng ông này tự làm mình bị thương do trượt chân trong phòng tắm. (AP Photo/Andy Wong)

Lễ Lăng, Trung Quốc – người viên chức Trung Quốc tại địa phương nhớ lại cơn khủng hoảng quá sâu đậm mà ông chịu đựng tại Phòng 109. Ông đã hết lần này tới lần khác từ chối nhận tội hối lộ mà ông nói rằng mình không vi phạm, và bốn thẩm vấn viên của Đảng Cộng sản đã kéo dạng hai chân ông ra tới mức quá chịu đựng.

Zhou Wangyan cầu xin họ dừng lại. Nhưng người đàn ông kia chế nhạo ông và tiếp tục kéo. Sau một tiếng “ka-cha”, xương đùi trái của ông bị gãy. Những âm thanh khủng khiếp vang lên trong đầu ông, gần như nhấn chìm ông trong tiếng thét đau đớn và tiếng tim đập điên cuồng. Theo ông Zhou, họ đã bỏ qua lời cầu xin của ông. Ông Zhou, giám đốc cục tài nguyên đất của thành phố Lễ Lăng đã bị giữ trong hệ thống giam giữ bí mật của đảng tại một khu tổ hợp ở trung tâm Hồ Nam, nơi được coi như là trung tâm kiểu mẫu cho nỗ lực chống tham nhũng. Không một ai ở bên ngoài có thể giúp đỡ ông, bởi vì không ai biết ông ở đâu.

Trong một hành động phản kháng hiếm hoi của người dân, ông Zhou và ba đảng viên khác ở Hồ Nam đã miêu tả lại cho tờ AP những tháng ngày bị ngược đãi mà họ phải chịu đựng từ gần 2 năm trước, với từng trường hợp một trong khi bị bắt giữ. Zhou nói rằng ông bị cấm ăn cấm ngủ, suýt chết đuối, bị đánh đập bằng dây điện và bị ép ăn phân. Những người khác kể rằng họ trở thành bịch bông để người ta đấm, cổ tay bị treo lên ô cửa cao, hoặc bị kéo chân dọc theo sàn nhà, mặt thì bị úp xuống. 

Tất cả cho biết họ đã nói chuyện với tờ AP bất chấp nguy cơ bị trả thù bởi vì họ là nạn nhân của các mối tử thù chính trị và muốn phơi bày những gì đã diễn ra. Đại diện của đảng đã liên lạc với tờ AP để chối bỏ chuyện ngược đãi xảy ra. 

Các khiếu nại của Zhou và những người khác phản ánh một làn sóng kỳ vọng gia tăng ở Trung Quốc ngày nay, một quốc gia ngày càng thịnh vượng, có nền giáo dục tốt hơn và cộng đồng hiểu biết Internet hơn đang thúc ép đảng này sống đúng như lời hứa hẹn về một xã hội công bằng hơn. Sự kỳ vọng tương tự đã thúc đẩy nỗi giận dữ chống lại nạn tham nhũng tràn lan, và đảng này đã đáp lại bằng chiến dịch chống tham nhũng lớn nhất của Trung Quốc trong nhiều năm. Từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền vào cuối năm 2012, chiến dịch đã đánh hạ hàng chục quan chức cấp trung và cấp cao và trừng phạt hàng ngàn cán bộ.

Tuy nhiên, phương pháp của đảng cho việc thu thập lời thú tội đặt 85 triệu thành viên của nó và các tổ chức thân cận vào nguy cơ bị ngược đãi thông qua hệ thống điều tra nội bộ, nơi nằm ngoài vòng công lý của quốc gia. Trong khi về mặt pháp lý, cảnh sát phải thông báo cho thân nhân của nghi phạm về việc bắt giữ, nhưng đảng không thực hiện nghĩa vụ này. Và vì cảnh sát, các công tố viên và tòa án không có quyền kiểm tra đảng, nên đảng có thể ngược đãi thành viên của nó trong các nhà tù bí mật của mình mà không bị truy cứu, mặc dù tra tấn là bị cấm theo quy định. 

Không thể nói rõ sự ngược đãi như trên là hiếm có hay phổ biến. Sự mờ ám của hệ thống được gọi là “song quy” còn khiến cho khó biết rõ việc điều tra tham nhũng là hợp pháp, hay đơn thuần là nỗ lực của các đảng viên trong việc thanh trừng đối thủ hay để đoạt thành tích. 

Vụ việc của ông Zhou được bổ sung bởi các báo cáo y tế, báo cáo từ các công tố viên, báo cáo từ các cơ quan kỷ luật đảng và văn phòng đất đai, và một thông báo của cảnh sát cho biết họ không thể điều tra về vụ ngược đãi. Tờ AP còn xác minh thông tin qua các cuộc phỏng vấn với người thân và bạn bè, bốn người trong số này nói rằng họ đã bị bắt giữ và cưỡng ép tố cáo sai sự thật việc Zhou nhận hối lộ, và có hai trường hợp cũng đã bị ngược đãi.

Một số chi tiết về câu chuyện của ông không thể chứng thực một cách độc lập. Video giám sát từ cuộc thẩm vấn ông không được công bố, và một cán bộ đảng Lễ Lăng tên là Yi Dingfeng cho biết chính quyền cấp tỉnh đang điều tra vụ việc. Các quan chức chống tham nhũng ở địa phương trên một diễn đàn trực tuyến của Hồ Nam vào tháng Hai năm ngoái đã chối bỏ chuyện ông Zhou bị tra tấn, cho rằng ông này tự làm mình bị thương vì ngã trong phòng tắm. 

Mười tám tháng sau khi bị gãy chân, ông Zhou vẫn khập khiễng trên chiếc nạng. 

“Thời gian tôi ở song qui thật thê thảm và tàn nhẫn. Thật là sống trong địa ngục,” ông nói. “184 ngày 5 giờ đó không phải là cuộc sống của một con người. Nó còn tồi tệ hơn là một con lợn hay con chó.” 

Ba người từ đội kỷ luật đảng đến văn phòng của Zhou vào một sáng mùa hè nóng nực tháng 7 năm 2012. 

Ông Zhou , khi đó 47 tuổi, đã có hai cuộc gọi ngắn – một để nói với chủ tịch thành phố rằng cấp phó của ông sẽ chịu trách nhiệm, và cuộc gọi khác là cho vợ ông. 

“Hãy tin ở tôi,” ông nói với bà, “Tôi vô tội. Tổ chức chỉ gọi tôi đến hỏi một số chuyện, tôi sẽ quay về sớm.”

Ông Zhou tin tưởng đảng, như một cán bộ đã từ từ thoát khỏi đói nghèo và rồi leo lên hàng ngũ của đảng. Năm 2007, ông được bổ nhiệm làm người đứng đầu văn phòng tài nguyên đất ở Lễ Lăng, một thành phố khoảng 1 triệu dân, nổi tiếng về đồ sứ và pháo hoa. Zhou đổ lỗi vụ bắt giữ này cho một bí thư đảng ở địa phương, người có ác cảm với ông, sau đó người này đã bị loại trừ bởi đảng trong một cuộc điều tra không rõ lý do. 

Đương nhiên, sự ngược đãi trong trại giam không chỉ trong nội bộ đảng ở Trung Quốc, cảnh sát còn sử dụng các biện pháp tương tự với bất cứ ai bị tình nghi là mafia cho tới những người bất đồng chính kiến. Mặc dù với những hi vọng rằng chính quyền của ông Tập sẽ bớt độc tài hơn các chế độ trước, các nhà phê bình cho rằng ông này thậm chí còn kiểm soát chặt chẽ hơn nữa, với việc tăng cường bắt giữ những người thúc giục thay đổi chính trị, những người phản đối kiểm duyệt và yêu cầu tiết lộ mức độ giàu có của các quan chức. 

Tuy nhiên, cả trong và ngoài nước, có rất ít trường hợp được biết đến hoặc ghi nhận về sự ngược đãi trong hệ thống giam giữ mờ ám của riêng đảng, một hệ thống mà đi ngược lại luật pháp Trung Quốc, trong đó quy định rằng: chỉ có các công tố viên và cảnh sát mới có quyền bắt và giam giữ công dân. 

Đảng định nghĩa “song quy” như một yêu cầu các cán bộ trình diện vào một thời điểm chỉ định và tường thuật lại các hành động của họ. Các chuyên gia nghiên cứu thống kê tham nhũng ước tính rằng ít nhất có vài nghìn người đang bị giam giữ bí mật mỗi năm hoặc hàng tuần hàng tháng bởi hệ thống này. 

Các chuyên gia chống tham nhũng của đảng thừa nhận rằng việc thực thi này có vấn đề về mặt pháp lý nhưng họ cho rằng đó là điều không thể thiếu trong cuộc chiến chống tham nhũng. Khoảng 90% các vụ tham nhũng lớn liên quan đến đảng viên trong những năm gần đây đã bị vỡ lở thông qua sử dụng biện pháp “song quy”, một cán bộ đảng phát biểu vào tháng trước. 

Các cơ quan chống tham nhũng đã điều tra 173.000 trường hợp tham nhũng của đảng viên vào năm ngoái, các viên chức cho biết, và có ít nhất ba người đã chết. Trong một công tố bất thường, sáu cán bộ đảng cũng đã bị cầm tù cho việc gây thương tích dẫn đến cái chết của Yu Qiyi, một kỹ sư nhà nước ở miền đông Ôn Châu. Bên cạnh ông Zhou, ba người khác kể lại với tờ AP rằng họ cũng bị giam giữ trong một cuộc điều tra năm 2011-2012 lên tới 18 người, bao gồm cả các thành viên gia đình, không phải là đảng viên. 

Wang Qiuping, bí thư của một khu công nghiệp ở Ninh Viễn nói rằng ông thường bị tát và bắt đứng hoặc quỳ gối trong nhiều giờ suốt thời gian 313 ngày giam giữ. Cấp phó của ông là Xiao Yifei nói với tờ AP rằng ông bị trùm đầu suốt hơn một tháng và bị đánh bởi một thẩm vấn viên có tên là “Gã Đồ Tể Tang”. Xiao cung cấp cho tờ AP một hóa đơn từ một văn phòng kỷ luật đảng địa phương cho thấy chị của ông đã trả 35.000 NDT, tương đương 5.700 USD cho “các phí vi phạm” để bảo lãnh ông ra sau 208 ngày. Và Fan Qiqing, một nhà thầu, kể rằng ông đã bị đá và bị quất bằng roi kim loại và tấm ván gỗ trong suốt 431 ngày bắt giam và bị ép sử dụng thuốc gây ảo giác. 

Một cán bộ đảng ở Ninh Viễn từ chối nêu danh tính đã trả lời rằng các điều tra liên quan đến cả ba người trên đã được thực hiện bằng “hành xử văn minh” và không ai bị tra tấn.

Khi còn ở Lễ Lăng, ông Zhou tin rằng ông có thể tự bảo vệ mình trong khi bị tra vấn. Chẳng bao lâu sau ông nhận ra rằng mình đã sai.

Tuần đầu tiên, ông Zhou hầu như chỉ ngủ một giờ mỗi đêm trong khách sạn vì các thẩm vấn viên đứng thành vòng tròn và không ngừng đẩy ông từ trước ra sau, yêu cầu ông thú nhận đã nhận hối lộ 100.000 NDT, tương đương 16.000 USD. Một điều tra viên phản đối kiểu làm này là vô nhân đạo và giận dữ đấm tay xuống bàn, nhưng đã bị bác bỏ, ông Chu nói.

Zhou nhanh chóng khuỵu xuống sàn nhà như một đống bùn. Các thẩm vấn viên sau đó lăn ông xung quanh. Ông đã choáng voáng tới xa xẩm mặt mày. Họ chuyển ông tới một khách sạn khác và làm tương tự trong vài ngày tiếp theo. Cho tới một đêm, họ lái xe đưa Zhou tới Kiều Đầu Bảo thuộc vùng ngoại ô của thành phố Chu Châu lân cận. 

Kiều Đầu Bảo trông như mọi tòa nhà chính phủ khiêm tốn khác của Trung Quốc, có màu xanh nhạt và khó nhận ra, ngoại trừ các thanh thép trên cửa sổ. Từ năm 2010, chính phủ Chu Châu đã thường xuyên tiến hành các chuyến thăm tới đây để cảnh cáo các cán bộ đảng chống tham nhũng. Trong một chuyến thăm chính thức năm 2011, bản thân ông Zhou đã để ý tới âm thanh và video giám sát ở từng phòng và kết luận rằng nó có vẻ là “một môi trường an toàn” cho những người bị giam giữ. 

Kiều Đầu Bảo gần với nơi công cộng, nhưng chính phủ cho biết nó được trang bị thiết bị giám sát điện tử, báo động hồng ngoại, các hệ thống liên lạc và kiểm soát cửa bằng vân tay. Một trung tâm triển lãm cho thấy tài liệu của các quan chức tham nhũng thể hiện sự ăn năn, và một màn hình điện tử kêu gọi các thành viên “hãy để quyền lực của cán bộ hành động trong ánh mặt trời và theo các quy tắc.” 

Nhưng ở Kiều Đầu Bảo, ông Zhou kể rằng đã phải đối mặt với sự ngược đãi khủng khiếp nhất.

Ông bị chuyển qua lại giữa các phòng với những bức tường đệm ngăn không cho tù nhân tự làm mình bị thương hoặc tự sát. Các thẩm vấn viên bắt ông đứng hoặc quỳ gối trong hàng giờ đồng hồ, đấm ông và kéo tóc ông lôi trên sàn, ông cho biết. Họ bắt ông hút 10 điếu thuốc một lúc với khuôn mặt dí gần các mẩu than sáng làm mắt mũi ông cay xè. 

Một lần nữa có một thẩm vấn viên phản đối cách làm này. Và ông ta lại bị bác bỏ lần nữa.

Biện pháp với ông Zhou phản ánh sự trói buộc mà Đảng Cộng sản ở Trung Quốc tự gây ra. Trong hệ thống một đảng, thường là các đảng viên kiểm soát tòa án và cảnh sát. Do đó đảng nói rằng nó cần hệ thống điều tra riêng, nằm ngoài tòa án và cảnh sát, nhằm giữ cho các đảng viên dưới sự kiểm soát. Tuy nhiên bí mật sâu xa của hệ thống này và sự giám sát tối thiểu lại cho phép sự ngược đãi xảy ra. 

Đảng nỗ lực giảm sự tra tấn từ phía các cảnh sát, đóng cửa các trại lao động và hạn chế sử dụng các nhà tù không chính thức khác. Tuy vậy, hệ thống giam giữ riêng của nó vẫn là phần tối tăm nhất của các hố đen. 

Một nguyên nhân là sự thiếu cảm thông với chế độ cán bộ ở Trung Quốc, theo Flora Sapio, một chuyên gia pháp lý tại Đại học Hồng Kông Trung Quốc, người từng nghiên cứu về hệ thống giam giữ trên diện rộng.

“Đối với người bình thường ở Trung Quốc đại lục, bạn có thể thấy ở họ sự thờ ơ với vận mệnh của các cán bộ Đảng Cộng sản, và cộng đồng thậm chí còn hứng thú với ‘song quy’, “ Sapio nói. “Đó là các nạn nhân đang la hét, theo một nghĩa nào đó, nhưng chẳng ai lắng nghe lời họ.”

Ở sâu trong Kiều Đầu Bảo, không ai nghe ông Zhou. Một tháng sau khi ông bị đưa đi, ông vẫn từ chối nhận tội. Ông biết một lời thú nhận đồng nghĩa với thời gian tù tội, kết thúc sự nghiệp và là hổ thẹn của gia đình.

“Con gái tôi không thể có một người cha làm tội phạm,” ông tự bảo mình.

Các thẩm vấn viên tăng cường tra tấn, ông nói. Họ ấn mặt ông xuống một chậu nước cho tới khi ông tưởng mình sắp chết đuối. Họ quất vào chân ông cho đến khi đầm đìa máu, và bắt ông tự nuốt râu của mình. Họ tát vào mặt ông bằng giày và bẻ gãy bốn chiếc răng. Ông chỉ được ăn một bát cơm mỗi ngày và đã bị ngất vài lần. 

Có ít nhất ba đêm, họ găm ông xuống và ép ông ăn phân và nước tiểu bằng một cái thìa. Họ gọi đó là các bữa “tiệc Mỹ Tây” và “tám báu vật điểm tâm.” 

Đau đớn nhất, họ cho ông xem video con gái 22 tuổi của ông bị bắt giữ và bị thẩm vấn trong 48 giờ. 

Vợ của ông, bà Huang Yimin, đến thăm từng cán bộ bà biết để cố tìm ra chồng. Bà nhờ một cán bộ gửi một gói đồ cho chồng gồm một chiếc áo len mỏng, sữa bột và hai cái bánh trung thu. Chẳng có vật nào được chuyển tới Zhou. 

Vào tháng Chín, các thẩm vấn viên ấn người ông xuống sàn trong khi lưng dựa vào tường. Sau đó hai người họ đè nặng lên ngực ông trong khi hai người khác ép chân ông căng quá 180 độ. 

Điều này khiến chân ông bị gãy. Lúc đầu, ông xin đi viện nhưng họ từ chối, bắt ông đứng với chiếc chân còn lành lặn. Ông đã quỳ xuống để cầu xin họ. 

Hai tuần sau, ông mất mọi cảm giác ở chân và bắt đầu rơi vào trạng thái bất tỉnh. Chỉ tới lúc này, ông nói, họ mới để ông đến bệnh viện dưới cái tên giả là Wang Yan, với câu chuyện rằng ông đã bị ngã trong phòng tắm.

Ông Zhou ở Bệnh viện Nhân dân Số 1 Thành phố Chu Châu chỉ trong 12 ngày. Các báo cáo y tế chỉ ra rằng sau khi nhập viện vào ngày 29 tháng Chín, phần đùi, bắp chân và bàn chân ông đã bị sưng lên, da tấy đỏ và nóng còn phần đùi trái bị giập nặng. 

Các xét nghiệm kỹ hơn cho thấy có chất lỏng trong đùi của ông, thận có sỏi, gan phình ra và bạch huyết sưng thành cục trên háng. Quét lớp xác nhận rằng đùi trái của ông đã bị gãy thành vài mảnh, và một tấm ảnh chụp X-quang chỉ ra rằng các bác sĩ đã đặt vào 3 cái nẹp để giữ xương vào đúng vị trí. 

Một tuần sau phẫu thuật, các điều tra viên của ông Zhou để ông xuất viện, ông nói. Họ đưa ông trở lại Phòng 109. Tại đây ông nằm bất động trên một tấm nệm mỏng trên sàn, chân trái đặt trong một chiếc nẹp.

Những người giám sát cho ông nhiều thức ăn hơn một chút, nhưng tiếp tục bắt ông xem video cảnh tra vấn con gái ông. Có vài hôm, họ thử các chiến thuật mềm mỏng hơn, ông nói. Họ bảo ông rằng: “Chu già, ông đã tàn tật rồi. Tất cả những gì ông cần làm là thừa nhận ông đã nhận 100.000 NDT, chúng tôi sẽ cố hết sức giúp ông được điều trị y tế.”

Ông đã từ chối. 

Ba tháng sau, vào mùa đông, cuối cùng ông Zhou đã nhượng bộ. Ông đã mòn mỏi bởi các đe dọa và thương tích, với nỗi lo lắng về sức khỏe người cha già.

Ông ký vào một tờ thú tội nói rằng ông đã nhận hối lộ 40.000 NDT, tương đương 6.600 USD và viết một lá thư từ chức. Ông được thả ra vào tháng Một năm ngoái và được nói lại rằng các công tố viên sẽ điều tra thêm về trường hợp của ông.

Một video nghiệp dư do gia đình thực hiện vào ngày ông được phóng thích cho thấy một Zhou gầy gò hơn hẳn đang khập khiễng rời khỏi tòa nhà trên đôi nạng. Ông được giúp đưa lên cáng và vào xe cứu thương.

Một tuần sau, Zhou gửi khiếu nại lên đảng và và chính quyền tỉnh buộc tội Jiang Yongqing, bí thư đảng cấp thành phố về tội lạm dụng quyền lực. Ông cũng cáo buộc các thẩm vấn viên về tội tra tấn.

Hai tháng sau, ủy ban chống tham nhũng Hồ Nam công bố họ đang điều tra Jiang về tội “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật.” Jiang không thể đưa ra bình luận nào, và một cán bộ đảng nói rằng ông đã được giao cho các công tố viên của tỉnh.

Ông Zhou cũng phát hiện ra rằng một số cộng sự của ông đã bị giam giữ bí mật và xét hỏi về trường hợp của ông, bao gồm một nhà phát triển bất động sản và một trưởng thôn, họ cũng phản ánh rằng đã bị đánh đập và buộc phải đứng hoặc quỳ trong hàng giờ liền. Tờ AP đã nói chuyện với họ và chứng kiến các báo cáo bằng văn bản với điều kiện giấu tên, bởi vì họ sợ bị trả thù.

Các công tố viên cuối cùng đã quyết định không truy tố Zhou , chiểu theo một thông báo từ Viện kiểm sát Thành phố Lễ Lăng. Ông Zhou vẫn giữ chức giám đốc cục tài nguyên đất. Vào tháng Tám, ông liên hệ với một luật sư Hồ Nam là Cai Ying. Ông tiếp tục gửi các khiếu nại tới các công tố viên, cảnh sát và các cấp cao hơn của ủy ban kỷ luật đảng. 

Vào tháng Mười, Cai bắt đầu đăng bài tiểu luận trực tuyến do ông Zhou viết về trải nghiệm của ông. Các bài này nhanh chóng bị xóa bởi người kiểm duyệt. Nhưng họ đã thu hút sự chú ý của ba đảng viên khác, Wang, Xiao và Fan, những người này cũng đã liên hệ với luật sư. 

Đến tháng 11, đảng quyết định rằng nhiều trường hợp bị nghi ngờ tham nhũng cần được bàn giao ngay cho hệ thống tư pháp chứ không phải là các nhân viên điều tra đảng, dựa theo các học giả Trung Quốc dưới sự thảo luận của đảng về các thay đổi. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng quyết định nội bộ này sẽ có ảnh hưởng hạn chế đối với việc giam giữ bí mật. 

Một năm sau khi Zhou được phóng thích, không có động thái nào được thực hiện với các cán bộ từng thẩm vấn ông. Và bất chấp lời khiếu nại của Zhou, ủy ban chống tham nhũng địa phương vẫn không công bố video giám sát thời gian ông ở Kiều Đầu Bảo. 

Sự kiểm duyệt nghiêm khắc đưa ra các quy định ngăn cấm truyền thông Trung Quốc đưa tin về trường hợp này. Nên ông Zhou nói rằng ông đang nhận một rủi ro cho cá nhân rất lớn khi nói chuyện với các phương tiện truyền thông nước ngoài. Từ khi tờ AP liên hệ các cán bộ Đảng Cộng sản đưa ra bình luận, ông Zhou đã nhận được hai cuộc gọi cảnh cáo ông không được nói chuyện. Vợ của Wang và em trai ông cũng nhận được các cuộc gọi tương tự đe dọa về “hậu quả” nếu ông này nói chuyện, và còn nói với Vương rằng ông sẽ không nhận được lương hay bảo hiểm sức khỏe nữa. 

Ông Zhou vẫn hy vọng vào công lý 

Associated Press

Theo vietdaikynguyen

Chuyên đề:

Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc