Home » Thế giới » Không quân Trung Quốc “bó tay” trước chiến đấu cơ tàng hình Mỹ
Tạp chí Oriental Outlook của Thượng Hải (Trung Quốc) cho rằng máy bay chiến đấu tàng hình và máy bay không người lái của Mỹ sẽ trở thành mối đe dọa đối với không phận Trung Quốc do Quân đội giải phóng nhân dân không có khả năng bắn hạ các loại máy bay này.

Theo tạp chí trên, kể từ khi Mỹ mở rộng việc sử dụng máy bay tàng hình và máy bay không người lái trên qui mô toàn thế giới để chống khủng bố, các loại vũ khí này có thể trở thành mối đe dọa của không phận Trung Quốc nếu xung đột giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới xảy ra.

Chiến đấu cơ tàng hình F-22 của Không quân Mỹ.

Lữ đoàn phòng không 47 của Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đóng tại tỉnh Tây An ở phía tây bắc Trung Quốc vừa cho phép báo chí trong nước tiếp cận căn cứ của mình.

Binh đoàn này cho biết họ vừa được trang bị các tên lửa chống máy bay HQ-7B, loại tên lửa có khả năng đạt tầm 6.000 m và được thiết kế để tấn công máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và máy bay không người lái của kẻ thù ở tầm trung và tầm thấp.

Binh đoàn này cũng vận hành các loại vũ khí như súng chống máy bay 2 nòng PG99 35mm và pháo cao xạ PG59 57mm. Không quân Trung Quốc cho biết từ năm 1962-1967, lực lượng này đã bắn hạ 5 máy bay trinh thám tầm cao U-2 của Không quân Mỹ. Tuy nhiên, tạp chí Oriental Outlook đặt nghi vấn về tuyên bố này của PLA.

Tạp chí này cho biết mặc dù súng chống máy bay và pháo cao xạ có thể được dùng để tấn công các mục tiêu di động ở tầm thấp như tên lửa, trực thăng và tấn công chiến đấu cơ ở tầm cực thấp, nhưng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, quân đôi Iraq không bắn hạ được chiếc máy bay chiến đấu nào của liên quân. Trong lịch sử quân sự, chiếc bị các lực lượng vũ trang Nam Tư bắn hạ hồi tháng Ba ở Serbia là chiếc chiến đấu cơ tàng hình duy nhất bị bộ binh bắn hạ.

Tuy nhiên, các lực lượng Serbia không bắn hạ trực tiếp chiến đấu cơ F-117 bằng tên lửa SA-3 của mình. Trên thực tế, quân đội Serbia không hề bật hệ thống ra đa cho tới khi chiếc F-117 hạ xuống tầm 13km. Khi đó, chiếc F-117 không kịp thoát khỏi tên lửa SA-3 và bị bắn hạ. Đây là chiến thuật du kích cũng đã được quân đội Serbia dùng để bắn hạ máy bay chiến đấu F-16.

Do PLA không phải là một đơn vị chiến đấu du kích mà là lực lượng quân đội thông thường nên tờ Oriental Outlook cho rằng ít khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng chiến thuật trên để bắn hạ máy bay tàng hình Mỹ. Do đó, Oriental Outlook kết luận rằng Trung Quốc cũng dễ bị chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ tấn công và tuyên bố của Lữ đoàn 47 rằng đơn vị này có khả năng bắn hạ chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ bằng tên lửa HQ-7B là không đúng.

Theo Infonet


Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!

Ý kiến bạn đọc