Nghệ sĩ hài Văn Hiệp – người quen thuộc với khán giả truyền hình hơn 10 năm gần đây với vai diễn trưởng thôn trong loạt tiểu phẩm Trưởng thôn Văn Hiệp – đã qua đời sáng 9-4 ở tuổi 71 vì căn bệnh ung thư phổi.
Văn Hiệp thuộc lớp nghệ sĩ được đào tạo bài bản tại Trường Sân khấu trung ương khóa 1 và công tác lâu năm tại Nhà hát Kịch VN – đơn vị kịch nói chủ chốt của sân khấu thời hoàng kim. Ông không có lợi thế về hình thể nên ít có vai diễn chính trên sân khấu. Hai vai diễn đáng kể nhất của ông là Ốc trong vở kịch dân gian Nghêu Sò Ốc Hến và Vinh – người chiến sĩ cắm cờ trên hầm De Castries trong vở kịch Bài ca Ðiện Biên.
Tuy nhiên, ngoài sân khấu, ông có một chỗ đứng rất lâu bền và dễ thương trong lòng nhiều thế hệ thiếu nhi vì suốt gần 20 năm, từ đầu những năm 1970 đến cuối những năm 1980, ông chính là “người sưu tầm vui tính” trong chương trình phát thanh thiếu nhi mỗi sáng chủ nhật của Ðài Tiếng nói VN. Những câu chuyện khoa học được ông tiếp cận dưới góc độ đời thường, qua lăng kính trẻ thơ ngộ nghĩnh, dí dỏm đã trở thành hành trang đi suốt tuổi thơ của nhiều mầm non khoa học.
Cuối đời, ông chuyên tâm đóng các vai người già, trưởng thôn trong các phim truyền hình về nông thôn và tham gia các sô tấu hài cùng các nghệ sĩ như Vân Dung, Quang Thắng, Minh Vượng… Những sô diễn này cũng khiến ông trở thành gương mặt quen thuộc trong chương trình Gặp nhau cuối tuần trên VTV3. Ông sống giản dị, hòa đồng, diễn cũng giản dị. Nghệ sĩ ưu tú Minh Vượng – người phụ nữ cười trên sàn diễn khóc sau cánh gà – đã nói về ông: “Anh Hiệp số khổ nên diễn những vai khổ khổ, tội tội rất tự nhiên và duyên dáng. Vai trưởng thôn thật là sinh ra để cho anh đóng. Ði lưu diễn các tỉnh, bà con cứ thấy trưởng thôn Văn Hiệp là quây kín, hỏi han, nhờ phân giải. Cũng là nỗi an ủi lớn của kiếp nghệ sĩ”.
Một điều kỳ lạ là giống như khá nhiều nghệ sĩ hài khác, đời tư ông không những không vui mà còn nhiều chuyện buồn. Từ tuổi trung niên đến tuổi già sống cô đơn đã khiến ông… làm thơ. Một trong những bài thơ buồn của ông được bạn bè chia sẻ là bài thơ về thân phận nhỏ bé của người nghệ sĩ:
Nghệ sĩ giun
Nơi nào có đất cằn
Nơi ấy có họ nhà giun
Hiền lành chẳng làm đau ai
Mềm oặt như sợi bún
Năm năm, ngày ngày, tháng tháng
Miệt mài thâu đêm suốt sáng
Giun xoắn mình nhọc nhằn nhích dần từng chút một
Và đất và giun tơi xốp
Ðơm hoa nảy lộc đón gió lành cùng chim hót véo von
Ðất và giun và rất nhiều giun
Ðã biến nỗi đau cằn cỗi tối tăm thành nắng xanh, xanh thẳm
Cho cây đời vượt cạn
nhú chồi non
Mình thế đấy, đất gọi chúng mình
là những nghệ sĩ giun.
Nghệ sĩ Văn Hiệp chưa nhận được danh hiệu phong tặng nào của Nhà nước và Hội Nghệ sĩ sân khấu cũng như Hội Ðiện ảnh, nhưng ông đã có một cuộc đời nghệ sĩ được đông đảo khán giả mến mộ.
V.H.
Buồn và thương quá! Thế là thêm một người nữa trong khóa diễn viên kịch đầu tiên của Trường Sân khấu trung ương ra đi, khóa nghệ sĩ vàng của sân khấu Việt Nam… Chú Văn Hiệp là người mình thấy xót xa lắm mỗi khi nhìn thấy trên tivi, trong những tiểu phẩm hài. Chú làm mình nghĩ đến kép Tư Bền, người giấu nước mắt vào trong để mà diễn, mà làm mọi người vui. Cuộc sống riêng buồn mà vẫn hằng ngày phải cười, khó biết nhường nào. Chắc ông trời cũng thương, cho chú nghị lực, cho tính lạc quan… để mà sống. Mong chú bỏ lại hết ưu phiền, ra đi thanh thản! Trích trang cá nhân của Mỹ LINH (BTV của VTV3) |
Theo tuoitre
Các bài viết liên quan:








Ý kiến bạn đọc
Bài cùng chuyên mục
- Nhà tiên tri nổi tiếng Brazil đưa ra 3 tiên tri lớn cho năm 2023
- “Đá chỉ dẫn” khắc văn bia “giữ nhân loại dưới 500 triệu người” bị sét đánh nổ tung
- Việt Nam đăng quang Hoa hậu Trái đất 2018
- Điềm báo của chữ Hán giản thể đã trở thành sự thực tại Trung Quốc
- Vì đâu “mê tín” đã trở thành một từ đáng sợ như thế?
- Học tiếng Anh: Thử tài phỏng vấn xin việc cùng Obama
- Những ‘bí kíp’ giúp bạn an tâm đi hết kiếp người
- Cảm nhận của người Tây khi ăn cỗ ở Việt Nam làm nóng mạng xã hội
- Nhật Bản, tới là không muốn về
Bài mới đăng
- Từ vị Vua chinh chiến tàn bạo đến người phục hưng Phật Pháp (Phần 1)
- Sejong: Vị Vua được tôn kính nhất trong lịch sử Hàn Quốc
- Lịch sử hồ Gươm
- Tây Tạng hùng mạnh nhờ kính ngưỡng Phật Pháp, đánh chiếm cả Kinh thành Trường An
- Nghị định 168: ‘Tài tình’ đến thế là cùng
- Văn hóa cổ truyền là linh hồn của người Việt
- Từ anh học trò mất mẹ đến danh y chữa bệnh không nhận tiền
- Ghi chép lịch sử về người sống thọ nhất trên 400 tuổi
- “Lò tiến sĩ” Kim Đôi cùng hàng loạt kỷ lục khoa bảng
Chưa có ý kiến... bạn sẽ là người đầu tiên đưa ra ý kiến!