Home » Tiêu biểu sideshow, Xã hội » Oằn mình cõng khách du lịch, voi chết vì kiệt sức

Dự án bảo tồn đàn voi nhà Đắk Lắk đã được HĐND tỉnh này thông qua, việc bảo tồn voi đã nâng lên mức khẩn cấp. Thực tế, đàn voi không vì thế mà được bảo vệ tốt hơn khi ngoài tự nhiên vẫn liên tiếp bị giết hại, trong khi đàn voi nhà phải oằn mình phục vụ du lịch đến chết vì kiệt sức.

Oằn mình phục vụ du lịch

Ngày 9/4, con voi cái tên Buôn Nhang, 63 tuổi, thuộc sở hữu của ông Y Glư B’krông, trú tại buôn Đôn, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, thường hợp đồng với các trung tâm du lịch cõng khách đã chết do kiệt sức, già yếu.

Trước đó, ngày 11/2 con voi cái tên H’plo, 35 tuổi, thuộc sở hữu của Trung tâm Du lịch Bản Đôn cũng được phát hiện chết khi thả ăn trong VQG Yok Đôn. Nguyên nhân voi chết do phục vụ du lịch quá sức. Điều đáng buồn, đây là con voi cái còn rất trẻ, đang ở độ tuổi sinh sản sung mãn.

voi, khách du lịch, chết, giết hại, kiệt sức, Kon Tum

Sau một ngày làm việc mệt nhọc, voi được đưa vào rừng xích chân thả tự kiếm ăn.

Đắk Lắk đang vào cao điểm mùa du lịch, đây chính là thời điểm đàn voi nhà phải oằn mình cõng khách, hầu như không còn thời gian ăn uống, nghỉ ngơi, vui chơi.

Y Thế K’nul, nài voi ở Khu du lịch sinh thái Spa Bản Đôn kể về lịch làm việc trong ngày của một con voi: sau một ngày cõng khách (khoảng 6 giờ chiều) các chủ voi, nài voi đưa vào rừng xích 1 chân vào gốc cây bằng sợi dây xích dài khoảng 50m, thả tự kiếm ăn trong bán kính đó.

Sáng sớm ngày hôm sau, nài voi sẽ vào rừng từ sớm đưa voi về nhà tắm táp, đóng bành rồi đưa đến các trung tâm du lịch, xích chân vào bãi tập kết chờ cõng khách. Hết một ngày làm việc mệt nhọc, chiều tối, voi lại được chủ đánh vào rừng xích chân, thả tự kiếm ăn. Lịch làm việc cứ diễn ra đều đặn mỗi ngày như vậy.

voi, khách du lịch, chết, giết hại, kiệt sức, Kon Tum

Voi bị xích chân chờ khách, không còn thời gian vui chơi.

Một con voi có thể cõng 4-5 khách trên lưng/lần để đi tham quan lội sông Sêrêpốk, dạo VQG Yok Đôn, vượt hồ Lak…Trúng vào dịp lễ, tết voi được huy động cõng, trả khách liên tục, nếu tính ra, một ngày voi phải cõng trên lưng hàng chục lượt khách, khối lượng lên đến cả tấn. Làm việc vất vả, nặng nhọc là vậy, nhưng thỉnh thoảng voi mới được nài cho ăn một khúc chuối hoặc mía được chặt ngắn để sẵn dưới bành.

Để tiết kiệm tối đa chi phí, sau một ngày làm việc voi sẽ được chủ thả vào rừng để tự kiếm ăn, thay vì phải tốn kém tiền mua thức ăn.

Có một thực tế trái nghịch, rừng Đắk Lắk hiện nay đã bị suy kiệt, các loại cây là thức ăn ưa thích của voi đang cạn dần. Đặc biệt, mỗi khi ốm đau, bệnh tật voi thường vào rừng tìm ăn các loại cây thuốc để tự chữa bệnh, tuy nhiên các cây thuốc này gần như cạn kiệt, chân chúng lại bị xích, muốn đi xa cũng không được. Chúng bị kiệt sức và gục ngã cũng là điều dễ hiểu!

Càng bảo tồn…voi càng chết

Nếu như những năm 1980, đàn voi nhà ở Đắk Lắk có 502 con, thì đến năm 1990 đã sụt mất gần một nửa còn lại 298 con, đến năm 2000 giảm xuống còn 96 con và hiện tại chỉ còn chưa đến 50 con.

Chỉ tính từ năm 2009 đến hết năm 2012, có 15 con voi rừng bị chết (4 con voi trưởng thành chết do bị bắn giết để lấy ngà, lông đuôi; 11 con chết không rõ nguyên nhân). Trong khi đàn voi nhà cũng sụt giảm không kém, có đến 10 con bị chết. Chỉ riêng 4 tháng đầu năm 2013, có thêm 2 thành viên voi nhà nữa…lìa đời, do bị vắt kiệt sức vì phục vụ du lịch.

voi, khách du lịch, chết, giết hại, kiệt sức, Kon Tum

Voi cõng khách du lịch tại Khu du lịch Buôn Đôn.

HĐND tỉnh Đắk Lắk từng đã thông qua nghị quyết, “treo thưởng” rất lớn đối với các chủ voi, nài voi (trên 500 triệu đồng) nếu họ có voi sinh sản. Để lấy được khoản tiền này, thật khó hơn “hái sao trên trời”, bởi theo như thống kê của các chuyên gia, 30% trong tổng số đàn voi nhà Đắk Lắk hiện nay đã lên chức “voi cụ”, không còn khả năng sinh sản.

Số còn lại do bị cấm đoán quá lâu đã trở nên lãnh cảm với chuyện yêu đương. Thực tế, trong khoảng 20 năm qua, đàn voi nhà Đắk Lắk không chào đón thêm chú voi con nào ra đời.

Điều này khiến nhiều người nghi ngại và đặt câu hỏi “công tác bảo tồn” voi tại Đắk Lắk đang làm gì, và họ đang đứng ở đâu!?

PGS.TS Bảo Huy – Chủ nhiệm dự án Bảo tồn voi Đắk Lắk thẳng thắn thừa nhận: công tác bảo tồn voi tại Đắk Lắk đang triển khai rất chậm chạp, nguồn nhân lực, kinh nghiệm trong chăm sóc, bảo vệ voi đang rất thiếu và yếu.

Để bảo vệ đàn voi nhà khỏi tuyệt chủng, ông Huy đề xuất việc phải khẩn cấp cho voi nhà sinh sản nhân tạo. Bởi đàn voi nhà đã quá già nua, khả năng sinh sản tự nhiên là rất nhỏ. Nếu tiếp tục chậm chạp, chỉ cần vài năm nữa thôi, khả năng sinh sản của đàn voi sẽ không còn.

theo vnn


2 ý kiến dành cho “Oằn mình cõng khách du lịch, voi chết vì kiệt sức”

  1. sinh sang 14/04/2013

    con Vật cũng như con Người phải cho nó ăn đầy đủ mới có sức để sống và làm việc …con người nhẫn tâm chỉ biết chúng làm việc cật lực kiếm tiền cho chủ rồi bỏ đói hay vô tình không để ý đến sức khoẻ cuả nó thì dù cho cục
    đá cũng phải đổ mồ hôi…sau vài giờ làm việc
    hay một ngaỳ làm việc cuả nó phải quan sát con vật xem có bệnh tật gì mà chán ăn hay bỏ ăn,hoặc thiếu ăn không…? chỉ nhắm mắt bắt nó phục vụ cho mình mà không quan tâm đến sức khoẻ cuả nó thì con người quá nhẫn tâm . biết trong rừng có những cây thuốc nó
    tự tìm đến khi chưã bệnh thì chúng ta cũng phải để cho nó một chu vi sinh thái rộng lớn
    khi nó nghỉ ngơi tìm thức ăn hay thuốc uống
    không nên xích chân nó như vậy quá đáng mà phải để nó thoải mái tự nhiên .
    xin quý vị bắt buộc phải quan tâm đến loài vật chúng ta không thể vô cảm với chúng nó
    nó chỉ không biết nói nhưng cũng biết cảm xúc
    đau đớn,bệnh tật,đói khát chứ….Tôi rất thương loài vật bất cứ sinh vật nào trên Trái
    đất này cũng muốn sống cả kể cả loài người thì chúng ta có trí khôn hơn các sinh vật khác không nên bắn giết bưà bãi,không nên hành hạ những con vật hữu ích mà phải chăm
    nom nó giống như con người vậy đó mới xứng đáng hơn nó có trí khôn.
    cũng như ở Đắc lắc Tây nguyên cũng xin chính
    quyền huỷ bỏ tục lệ,lễ hội mỗi năm ở Tây nguyên QÚA DÃ MAN ! Gọi là Lễ Đâm TRâu tôi không dám nhìn cảnh này.các qúy vị có biết
    không cOn Trâu bị cột vaò Thân cây nó đã cảm
    nhận được nó sắp chết ,có con khóc chảy nước
    mắt ra .Một con Vật vô cùng hữu ích cho nhà
    nông ,giúp cày cấy ruộng vuờn hơn mấy ngàn
    năm, phải nói từ hồi có con Người trên Trái
    đất cũng có nó sinh ra công lao cuả con Vật
    cho nhà nông như thế mà quý vị để lễ hội :
    ĐÂM TRÂU ! diễn ra như vậy sao…? sao con người qúa tàn nhẫn như vậy…?
    xin đề nghị quý vị lãnh đạọ Tỉnh hãy huỷ bỏ
    lễ hội dã man naỳ xoá đi caí thiển cận.mà hãy tìm một caí tốt khác để thay thế nó.Thiếu gì trò chơi mà mang sự chết chóc
    cuả một con vật ra Tế Thần làm nguồn vui.
    không thể nào tha thứ cho sự việc này còn tồn
    tại .Cách mạng luôn luôn thay đổi,con người
    cũng phải thay đổi theo tư duy không thể tiếp
    tục làm những việc vô nhân đạo ấy dù nó là một con Vật.Rất mọng vài lời này sẽ được qúy
    vị quan tâm đến dù đây là truyền thống hàng
    năm ….chúng ta tìm cái gì văn minh để thể hiện không để những caí cổ hủ dã man tồn tại
    cám ơn qúy vị.

    Reply
    • le hoang 14/04/2013

      Tôi hoàn toàn tán đồng ý kiến cuả bạn sinh sang là bỏ lễ hội Đâm Trâu mỗi năm khi nhìn thấy những muĩ mác, dao phóng vào con Trâu đang cột ở gốc cây mà lòng tôi vô cùng xúc
      động không thể diễn tả được cảnh dã man cuả
      con người dùng trò chơi này làm lễ hội hàng năm.Loaì người hơn loài vật là có trí khôn,
      lý trí mà sao chơi cái chò này để làm nguồn
      vui không thể tiếp tục cái kiểu này nưã.
      Tôi nghĩ it nhất trong mỗi con người chúng
      ta dù nhiều hay it cũng có một chút đạo đức
      lương tri trong đó thì không thể nhìn cảnh
      Đâm Trâu làm trò vui trong lễ hội .
      rất mong ông chủ tịch UBND Tỉnh Tây nguyên
      haỹ huỷ bỏ lễ hội có vẻ dã Man naỳ đi .
      cám ơn các bạn biết hữu ích cuả loài vật đã giúp chúng ta,sát cánh chúng ta bao đời nay
      mà hãy dừng tay laị .không thiếu cuộc vui khác mà chơi.riên con Voi hay bất cứ con vật
      nào chúng ta lợi dung nó để kiếm tiền bằng
      cách naỳ hay cách khác thì chúng ta không thể
      lơ là hay quên mà không chăm sóc sức khoẻ cho
      nó cũng như thực phẩm cuả nó nếu không có phải đi tìm hái về cho nó ăn no đủ thì mới có
      sức để lợi dung nó kiếm tiền .còn ai bất nhân
      dù con người hay con vật chỉ biết lợi dụng nó
      làm lợi cho mình mà không chăm sóc sức khoẻ cho nó thì đại bất nhân .kẻ đó sau naỳ trời
      phạt kiếp sau laị sinh làm con vật đó để người khác hành hạ,bỏ đói ( qủa Báo nhãn Tiền ).dù một chiếc xe máy nó là vật vô tri
      vô giác,nếu không biết săn sóc tu bổ dầu nhớt
      thì nó cũng chẳng thể nào chaỵ được huống chi
      là con người hay con vật …..?

      Reply